Đường kinh tuyến và vĩ tuyến giữ vai trò quan trọng để xác định vị trí của các điểm trên Trái Đất. Vậy kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Làm sao để xác định và phân biệt được hai đường này? Những kiến thức chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Đường kinh tuyến là gì lớp 6?
Chương trình Địa Lý lớp 6 đã đưa ra khái niệm về đường kinh tuyến là gì như sau: Kinh tuyến là đường nối liền hai cực Bắc – Nam của trái đất. Độ dài của các đường kinh tuyến bằng nhau.
Trong đó, kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ 0, đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh). Kinh tuyến tây là các đường kinh tuyến nằm phía bên trái của kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đông là các đường kinh tuyến nằm phía bên phải của kinh tuyến gốc.
Kinh tuyến 180 độ được gọi là Đường Ngày Quốc Tế. Khi vượt qua đường kinh tuyến này, ta có thể trừ một ngày (khi đi về phía Đông) hoặc cộng thêm một ngày (khi đi về phía Tây). Đường kinh tuyến gốc (0 độ) và kinh tuyến 180 độ chia vòng tròn trái đất thành bán cầu phía Tây và phía Đông.
Có tất cả 360 kinh tuyến trên trái đất. Các kinh tuyến sẽ gặp nhau tại điểm cực Nam và điểm cực Bắc. Người ta dựa vào vị trí các kinh tuyến chia thành 12 múi giờ khác nhau.
Vĩ tuyến là gì?
Khái niệm kinh tuyến là gì đã được mình giải thích rất rõ ở trên. Vậy còn vĩ tuyến là gì? Vĩ tuyến được hiểu là vòng tròn tưởng tượng có hướng từ đông sang tây, nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ với nhau. Người ta xác định vị trí của vĩ tuyến thông qua kinh độ. Mỗi vĩ tuyến sẽ vuông góc với kinh tuyến tại điểm giao giữa chúng. Các vĩ tuyến gần điểm cực thì đường kính lại càng nhỏ.
Tổng số đường vĩ tuyến trên trái đất là 181. Trong đó, có 5 đường vĩ tuyến đặc biệt là:
- Vĩ tuyến gốc: Trùng với đường xích đạo
- Vòng cực Bắc (vị trí 66° 33′ 38″ vĩ bắc) + vòng cực Nam (vị trí 66° 33′ 38″ vĩ nam): Đây là ranh giới các vùng nằm xung quanh cực Trái Đất.
- Hạ chí tuyến (vị trí 23° 26′ 22″ vĩ bắc) + Đông chí tuyến (vị trí 23° 26′ 22″ vĩ nam): Ranh giới khu vực phía Bắc và Nam, nơi ta có thể nhìn nhất mặt trời đi qua đỉnh đầu ít nhất 1 thời điểm trong năm.
Khác với kinh tuyến, các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau. Trong đó, vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có độ dài lớn nhất. Càng xa Xích Đạo về hai cực thì độ dài đường vĩ tuyến nhỏ dần.
XEM THÊM: Giải đáp: vì sao nước biển có vị mặn? Vì sao nước biển có màu xanh
Vai trò của đường kinh tuyến và vĩ tuyến là gì?
Kinh tuyến và vĩ tuyến được dùng để xác định vị trí của một khu vực bất kỳ. Khi ngồi trên máy bay đi qua một vùng biển lớn, rừng rậm hoặc sa mạc, để xác định chính xác vị trí hiện tại, ta cần dựa vào đường vĩ tuyến và kinh tuyến. Ngoài ra, vĩ tuyến còn được dùng để làm ranh giới giữa các lãnh thổ và vùng quốc gia. Ví dụ như:
- Ranh giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là đường vĩ tuyến 38 độ.
- Biên giới Châu Nam Cục là tuyến 60 độ Nam,…
Cách phân biệt vĩ tuyến và kinh tuyến là gì?
Không quá khó để phân biệt đường vĩ tuyến và kinh tuyến. Cụ thể như sau:
- Các đường kinh có độ dài bằng nhau, nối liền hai địa cực Bắc và Nam. Các đường kinh tuyến sẽ gặp nhau tại điểm cực Bắc và điểm cực Nam.
- Các đường vĩ tuyến không có độ dài bằng nhau, chúng được vẽ song song với đường xích đạo và không bao giờ cắt nhau.
Cách xác định vị trí dựa trên đường kinh tuyến và vĩ tuyến
Để xác định vị trí dựa trên đường vĩ tuyến và kinh tuyến, ta cần chú ý đến các thông tin sau:
- Cần xác định vị trí điểm cực Bắc và điểm cực Nam.
- Vĩ tuyến 0 độ là đường xích đạo, vẽ các vĩ tuyến song song với đường xích đạo.
- Kinh tuyến 0 độ là đài thiên văn Greenwich (Luân Đôn). Tính từ đường này hướng về phía Tây hoặc Đông sẽ chia đều là 180 độ. Phía Tây được gọi là kinh Tây, phía Đông được gọi là kinh Đông.
Dựa trên những thông tin này, nếu đề bài cho biết kinh độ và vĩ độ của một địa điểm nhất định thì ta có thể dễ dàng xác định vị trí của chúng trên bản đồ.
XEM THÊM: Không khí là gì? Không khí có tính chất gì? Ô nhiễm không khí là gì?
Trên đây là bài viết chia sẻ kinh tuyến là gì, vĩ tuyến là gì và một số thông tin liên quan. Mong rằng sẽ mang đến nguồn kiến thức Địa Lý hữu ích hơn cho bạn đọc nhé!