Nhà Lý là một trong các triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại với hơn 200 năm lịch sử (1009 – 1225). Vậy nhà Lý được thành lập như thế nào? Hãy cùng supperclean.vn giải đáp thắc mắc và tìm hiểu chi tiết hơn về triều đại này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Đôi nét giới thiệu về nhà Lý
Trước khi trả lời câu hỏi “nhà Lý được thành lập như thế nào?” chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về nhà Lý nhé!
Nhà Lý hay còn gọi là Hậu Lý (để phân biệt với triều đại Tiền Lý được thành lập bởi Lý Bí), sau nhà Tiền Lê và trước nhà Trần. Khác với các vương triều cũ chỉ tồn tại khoảng vài chục năm, nhà Lý đã có thời gian nắm giữ chính quyền lên đến hơn 200 năm. Bắt đầu từ năm 1009 với vị vua đầu tiên là Lý Công Uẩn và chấm dứt vào năm 1225 khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Nhà Lý có rất nhiều nổi bật trong các lĩnh vực khác nhau như quân đội, Nho giáo, nghệ thuật công trình kiến trúc,… Trong triều đại này, Phật giáo rất phát triển và được hầu hết các vua Lý sùng bái. Ngoài Phật giáo, nhà Lý cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo với nhiều dẫn chứng như: mở trường đại học đầu tiên là Văn Miếu vào năm 1070 và Quốc Tử Giám vào năm 1076, tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn người hiền tài không có dòng dõi quý tộc,…
Về mặt quân sự, quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống và rất hùng mạnh. Ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các hoàng đế còn đẩy mạnh lực lượng bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh,…; củng cố vũ khí và học hỏi kỹ thuật quân sự tiên tiến của nhà Tống.
Về mặt nghệ thuật, rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng vào thời Lý và đánh giá cao như kinh đô Thăng long, Con rồng thời Lý, Chuông Quy Điền, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm,….
Ngoài ra, nhà Lý còn được biết đến là triều đại duy nhất trong lịch sử có nữ hoàng lên ngôi vua – Lý Chiêu Hoàng trước khi bà nhường ngôi cho chồng.
Nhà Lý được thành lập như thế nào?
Nhà Lý bắt đầu từ thời Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ). Sau khi mẹ mất, ông được thiền sư Lý Văn Khanh nhận con nuôi. Vốn thông minh hơn người và nhờ sự nuôi dạy hết mức của Lý Vạn Hạnh và Lý Văn Khanh, ông trở thành người xuất chúng, văn võ song toàn.
Lý Công Uẩn sống dưới thời Lê Hoàn, làm phò tá cho hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, nhà tiền Lê rơi vào cảnh loạn lạc, con cháu thi nhau tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, lấy hiệu là Lê Trung Tông. Nhưng 3 ngày sau khi lên ngôi, ông bị em trai là Lê Long Đĩnh giết hại và chiếm ngôi.
Lê Long Đĩnh lên ngôi nhưng ai cũng căm phẫn bởi ông là một vị vua tàn bạo. Trong khoảng thời gian này, Lý Công Uẩn vẫn được trọng dụng và được thăng chức lên làm Tản thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.
Cuối năm 1009, khi Lê Long Đĩnh chết, con trai còn quá nhỏ, Lý Công Uẩn dưới sự hỗ trợ của thiền sư Vạn Hạnh và các vị quan trong triều được tôn lên làm hoàng đế. Ông lấy hiệu là Lý Thái Tổ, chấm dứt nhà Tiền Lê và mở ra thời kỳ nhà Lý (bắt đầu từ 1009).
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến thời nhà Lý
Ngoài câu hỏi “nhà Lý được thành lập như thế nào?”, còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến triều đại phong kiến này. Điển hình như:
Bộ máy nhà nước thời Lý được phân chia như thế nào?
Bộ máy nhà Lý được chia thành 2 cấp, gồm có: cấp địa phương và cấp trung ương.
– Cấp trung ương:
- Vua là người đứng đầu
- Giúp việc cho vua là hệ thống quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do người thân cận của vua nắm giữ.
– Cấp địa phương:
- Chia cả nước thành 24 lộ và phủ (tại khu vực miền núi được gọi là châu). Hình thành và đặt các chức như tri phủ, tri châu.
- Dưới lộ và phủ là hệ thống huyện, hương, xã
Tóm lại, bộ máy nhà nước nhà Lý rất chặt chẽ và có quy củ. Mọi quyền lực đều nằm trong tay nhà vua, do vua quyết định hết. Đây là chế độ quân chủ tập trung quan liêu với hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đều tập trung vào triều đình, do vua đứng đầu.
Vì sao Đại La được Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô?
Thành cũ Đại La (nay là Hà Nội) được Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô bởi vùng đất này nằm ở khu vực trung tâm đất nước. Đất đai bằng phẳng, muôn vật phát triển phong phủ, cư dân không phải chịu cảnh ngập lụt. Nhà vua cho rằng nếu muốn con cháu có cuộc sống ấm no, ổn định chính trị – kinh tế thì phải rời miền núi Hoa Lư chật hẹp về vùng đồng bằng màu mỡ, rộng lớn này.
Vì vậy, năm 1010, Lý Thái Tổ đã rời Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
Triều đại Lý có tất cả bao nhiêu vị vua?
Với khoảng thời gian hơn 200 năm trị vì, nhà Lý đã trải qua 9 đời vua, đó là:
- Lý Công Uẩn – hiệu Lý Thái Tổ (974 – 1028), trị vì 19 năm (1009 – 1028)
- Lý Phật Mã (tên khác: Lý Đức Chính) – hiệu Lý Thái Tông (1000 – 1054), trị vì 26 năm (10280- 1054)
- Lý Nhật Tôn – hiệu Lý Thánh Tông (1023 – 1072), trị vì 18 năm (1054 – 1072)
- Lý Càn Đức – hiệu Lý Nhân Tông (1066 – 1127), trị vì 55 năm (1072 – 1127)
- Lý Dương Hoán – hiệu Lý Thần Tông (1116 – 1138), trị vì 11 năm (1127 – 11138)
- Lý Thiện Tộ – hiệu Lý Anh Tông (1136 – 1175), trị vì 37 năm (1138 – 1175)
- Lý Long Cán – hiệu Lý Cao Tông (1194 – 1126), trị vì 34 năm (1176 – 1210)
- Lý Hạo Sảm – hiệu Lý Huệ Tông (1194 – 1226), trị vì 14 năm (1211 – 1225)
- Lý Phật Kim (tên khác: Lý Thiên Hinh) – hiệu Lý Chiêu Hoàng (1218 – 1278), trị vì 1 năm (1224 – 1225)
Vì sao các chức vụ quan trọng đều được nhà Lý giao cho người thân cận?
- Muốn tập trung quyền lực để củng cố chính quyền dòng họ
- Trong thời kỳ này, Nho giáo chưa thực sự phát triển nên việc tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng hình thức tiến cử, tập ấm
- Củng cố quyền lực dòng họ, ổn định đất nước.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi nhà Lý được thành lập như thế nào và một số nội dung liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc củng cố kiến thức và hiểu rõ hơn về triều đại phong kiến Việt Nam này nhé!
Xem thêm: