Phân lân là gì? Những loại phân lân phổ biến hiện nay

Người nông dân thường bón phân lân theo từng đợt cho cây trồng để chúng phát triển tốt, ít sâu bệnh và đạt năng suất cao. Vậy bạn có biết phân lân là gì? Có những loại phân lân nào đang được dụng nhiều trong nông nghiệp? Đọc bài viết để biết giải mã chi tiết các băn khoăn trên nhé!

Phân lân là gì?

Phân lân được biết đến là một dạng phân bón vô cơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng. Thiếu hay thừa phân lân đều khiến cho cây trồng không thể phát triển tốt. Vì thế, từ lâu, người nông dân đã ví lân là nguồn sống thứ 4 của cây trồng sau đất, nước và hạt giống.

Nông dân thường dùng phân lân trong sản xuất và chăm bón nông sản
Nông dân thường dùng phân lân trong sản xuất và chăm bón nông sản

Xoay quanh vấn đề phân lân, nhiều người còn đặt câu hỏi rằng đạm kali lân canxi là phân gì. Trên thực tế, phân lân được tạo nên bởi sự kết hợp của 2 thành phần đạm và phân kali. Sự kết hợp này giúp làm tăng hàm lượng đạm, kali cùng với các chất dinh dưỡng tốt cho cây khác như lưu huỳnh, canxi và magie.

 Dựa theo phân tích từ các chuyên gia trong ngành thì, nguyên tố dinh dưỡng nhiều nhất trong lân là photpho. Nguyên liệu cốt lõi để tạo nên loại phân bón này thường là quặng apatit và photphorit. Bạn có tò mò phân lân ký hiệu là gì? Phân lân được ký hiệu bằng chữ cái P. Ký hiệu này được dùng cho 2 loại chính là phân tự nhiên và phân lân chế biến.

Phân lân hữu cơ vi sinh là gì?

Bên cạnh thắc mắc phân lân là gì thì nhiều người cũng đặt câu hỏi về dạng phân lân hữu cơ vi sinh. Trên thực tế, đây là loại phân bón được tạo thành từ quá trình xử lý những vi sinh vật có ích. Loại phân lân này cung cấp cho cây trồng nhiều loại dinh dưỡng và có thể hòa tan các chất vô cơ có trong đất. 

Phân lân hữu cơ mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cây trồng
Phân lân hữu cơ mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cây trồng

Nhiều chuyên gia còn cho biết, việc sử dụng loại phân bón này giúp cho độ phì nhiêu và lượng mùn trong đất tăng cao. Thêm vào đó, phân lân hữu cơ vi sinh còn có những ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống của vi sinh vật trong đất. Cụ thể, chúng giúp bổ sung nguồn vi sinh giúp phòng trừ bệnh, tăng khả năng trao đổi chất ở cây trồng như nấm. 

Điều tuyệt vời hơn cả là loại phân bón này giúp người nông dân không cần dùng quá nhiều hóa chất hay thuốc trừ sâu trong quá trình chăm sóc, loại trừ sâu bệnh cho cây trồng. Vì thế, vừa giúp họ tiết kiệm được chi phí sản xuất vừa tạo nên được những dòng nông sản có chất lượng cao.

XEM THÊM: Khu mấn là gì? Những điều thú vị về “quả khu mấn” miền Trung

Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là gì?

Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón không quá xa lạ đối với người nông dân tứ phương. Loại phân lân này chứa rất nhiều loại sinh vật có thể đẩy nhanh quá trình hòa tan hợp chất vô cơ thành phân vi sinh giúp cây trồng hấp thụ hiệu quả hơn. 

Phân lân vi sinh rất có ích cho quá trình cải tạo đất
Phân lân vi sinh rất có ích cho quá trình cải tạo đất

Khi sử dụng loại phân lân này, cấu trúc đất sẽ có sự thay đổi, trở nên tơi xốp hơn bình thường. Chi phí mua phân lân vi sinh không quá cao nên người dân cũng thường áp dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Điểm danh các loại phân lân phổ biến nhất

Phân lân là phân gì bạn nắm được rồi đúng không? Hiện tại, ở trên thị trường có 3 loại lân được dùng nhiều nhất là:

Phân lân tự nhiên

Loại phân này có sẵn trong tự nhiên và không qua quá trình chế biến nào. Nó thường có chứa một số chất hữu cơ nhờ quá trình phân giải xác động vật tự nhiên trong đất. Lân tự nhiên được dùng nhiều trong các bước đầu kế hoạch trồng cây, bởi nó mang đặc tính khó tiêu.

Phân lân tự nhiên thường thấy
Phân lân tự nhiên thường thấy

2 loại phân lân tự nhiên phổ biến nhất là

  • Apatit: Có chứa P2O5, canxi và nhiều loại khoáng chất khác nhau. Loại lân này được dùng trong việc cải thiện lại đất chua, phèn.
  • Phosphorit: Loại phân này tồn tại dưới dạng bột và chỉ chứa P2O5 (8 – 12%). Nó sử dụng nhiều trong công tác trồng cây họ Đậu và cải thiện đất phèn, úng.

Phân lân chế biến

Loại phân bón này đã trải qua quá trình chế biến, chứa nhiều P2O5 và được nông dân dùng nhiều nhất.

2 loại phân lân chế biến thường thấy là:

Phân lân nung chảy

Lân được sản xuất dựa trên quá trình quặng photphat được nung chảy ở nhiệt độ cao. Thành phần chính của loại phân bón chế biến này là Ca3(PO4)2. Màu sắc của phân là trắng hoặc xanh xám. Phân lân nung chảy được dùng cho mục đích chính là trung hòa môi trường đất có tính chua.

Phân lân qua chế biến thường có màu xám
Phân lân qua chế biến thường có màu xám

Supephotphat lân 

Công thức hóa học của phân Super lân là Ca(H2PO42). Lân dễ tan trong nước và được dùng nhiều cho hoạt động bón thúc cho cây trồng. Super lân hiện tại đang có 2 loại chính là super lân đơn và lân kép. Về cơ bản, chúng giống nhau về mặt tính chất. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 super lân là hàm lượng lân ở bên trong.

XEM THÊM: OCOP là gì? Sản phẩm OCOP là gì? Tiêu chuẩn của OCOP?

Phân lân có vai trò thế nào với cây trồng?

Phân lân có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng. Cụ thể:

  • Lân giúp cho bộ rễ của cây đâm sâu xuống đất và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Phân lân hỗ trợ tạo nên các nhân tế bào để kích thích sự hình thành những bộ phận mới trên thân cây. Ví dụ như, cây đẻ nhánh, phân cành hoặc kết trái
  • Loại phân bón này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo quả chất lượng hay không.
  • Phân lân cũng tác động rất nhiều đến quá trình vận chuyển đường, bột tích lũy tới các bộ phận của cây để giúp cho nó chống lại bệnh tật và không dễ bị hạ gục bởi thời tiết.
  • Bón đủ phân lân sẽ giúp cho cây không phải chịu ảnh hưởng của tính chua, kiềm từ đất.

Nếu cây thiếu phân lân

Bạn có biết biểu hiện của cây trồng thiếu phân lân là gì? Dấu hiệu đầu tiên mà nông dân có thể phát hiện ra đó là nhìn về phần lá. Nếu như chúng bị rụng nhiều, cành chuyển màu vàng, tím, đỏ thì đó là cây không được bón đủ lân.

Thiếu lân lá cây úa vàng và chuyển sang tím đỏ
Thiếu lân lá cây úa vàng và chuyển sang tím đỏ

Thiếu phân lân khiến cho cây dễ bị chết và không thể kết trái vì không tổng hợp được chất bột. Thêm vào đó, trước sự thay đổi của thời tiết, cây dễ bị đổ và cho năng suất thấp. Ngoài ra, phần lá của cây cũng sẽ bị nhỏ lại vì quá trình tổng hợp Protein bị cản trở.

Cây thừa phân lân sẽ ra sao?

Hậu quả của việc cây trồng thừa phân lân là gì? Thừa nhận rằng, cây trồng rất cần phân lân nhưng bạn chỉ nên bón vừa đủ. Nếu như để cây thừa lân, chúng sẽ không thể phát triển như thường. Hơn nữa, cây lại không thể hấp thụ thêm kẽm và đồng. Cuối cùng làm cho quả trên cây dễ bị chín sớm và không đạt được năng suất như kỳ vọng của người dân.

Thừa lân khiến quả bị ép chín
Thừa lân khiến quả bị ép chín

Cụ thể các lưu ý khi dùng phân lân là gì?

  • Bón đúng phân với từng loại đất: Bạn cần biết nhóm đất đang canh tác có tính chất thế nào? Nếu như đất có tính chua thì nên sử dụng phân tự nhiên. Ngược lại, đất bạc màu thì dùng phân lân nung chảy là lựa chọn tốt nhất.
  • Bón theo đặc điểm cây trồng:  Nếu cây được trồng trên cạn thì bạn nên chọn supe lân. Với cây lúa, lựa chọn tốt nhất vẫn là phân lân thiên nhiên và lân nóng chảy.
  • Kết hợp phân lân với các nguyên tố vi lượng khác: Điều này sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng và phát triển tốt nhất.
  • Đừng quên kết hợp phân chuồng: Bạn nên kết hợp phân lân và phân chuồng theo tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 trước khi bón cho cây trồng nhé!

Có thể thấy cây trồng cũng tương tự như con người, luôn cần được chăm sóc và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để phát triển, lớn lên và cho “quả ngọt”. Vì thế, muốn có mùa vụ tốt, bạn cần tìm hiểu chi tiết phân lân là phân gì? Dùng loại nào thì tốt cho đất canh tác của bạn nhé! Hy vọng rằng, những thông tin giải nghĩa về phân lân là gì từ Supperclean ở trên sẽ hữu ích với bạn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *