Cách vẽ biểu đồ đường và một số thông tin liên quan| Bài tập môn Địa Lý

Biểu đồ đường thường được áp dụng trong các bài tập Địa Lý để biểu thị tốc độ phát triển của một hoặc một nhóm đối tượng nhất định theo thời gian. Vậy cách vẽ biểu đồ đường như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này!

Biểu đồ đường là gì? Biểu đồ đường thể hiện gì?

Đây là một trong những loại biểu đồ phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta rất hay gặp phải khi làm bài tập môn Địa Lý. Biểu đồ đường được dùng để thể hiện hay biểu diễn tiến trình phát triển, tốc độ phát triển của một hoặc một nhóm đối tượng theo thời gian. Chúng thường được hiển thị bằng các điểm được đánh dấu ở dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác hoặc các định dạng khác. 

Hình ảnh biểu đồ đường chỉ số 
Hình ảnh biểu đồ đường chỉ số

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ đường

Trong môn học địa lý giáo dục cách nhận biết bài tập vẽ biểu đồ đường khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết sau đây: 

  • Đề bài thường xuất hiện các keyword như: tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, phát triển,… Ví dụ: Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của…..?
  • Mốc thời gian biểu thị của đối tượng: Lớn hơn hoặc bằng 4 năm. 
  • Đơn vị biểu thị: Chủ yếu là đơn vị phần trăm (%). Một số trường hợp lấy dữ liệu thô, chưa được xử lý. 

Ngoài ra, có 2 loại biểu đồ đường được biết đến và dùng phổ biến hiện nay, đó là:

  • Một hoặc nhiều đường thường được vẽ dưới dạng giá trị tuyệt đối
  • Một hoặc nhiều đường được vẽ theo giá trị tương đối. 

XEM THÊM:  Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hóa học

Hướng dẫn chi tiết cách vẽ biểu đồ đường 

Bước 1: Phân tích, xử lý số liệu và dựng hệ trục tọa độ

+ Cách xử lý số liệu biểu đồ đường: Khi xử lý dữ liệu, cần chuyển đổi các dữ liệu tuyệt đối sang dữ liệu tương đối nếu đề bài yêu cầu hiển thị tốc độ tăng trưởng. 

Biểu thức: Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm sau/ giá trị năm trước) x 100%

+ Xây dựng hệ hệ trục tọa độ: 

  • Phân tích bảng số liệu đã được xử lý để tìm ra giá trị lớn và nhỏ nhất để dựng hệ trục tọa độ. 
  • Phân chia tỷ lệ giữa các mốc thời gian thích hợp
  • Xây dựng hệ trục tọa độ với chiều cao hợp lý. Thường chiều cao trục tung sẽ bằng khoảng ⅔ chiều dài của trục hoành. 

Bước 2: Vẽ biểu đồ đường

  • Đánh số chuẩn trên trục tung, đảm bảo khoảng cách giữa các điểm hợp lý
  • Trục hoành cũng phải phân chia khoảng cách hợp lý và logic theo các năm.
  • Không tự ý sắp xếp lại thứ tự của các dữ liệu nếu đề bài không yêu cầu. 
  • Năm đầu tiên sẽ được đánh dấu ngay trên trục tung. Lưu ý, không có khoảng cách trắng như khi vẽ biểu đồ cột. 
  • Khi nối các điểm giữa các năm theo các đoạn thẳng, tránh nối sai. 
Cách vẽ biểu đồ đường
Cách vẽ biểu đồ đường

Bước 3: Hoàn thành

  • Ghi dữ liệu tại các điểm. Nếu khoảng cách giữa các đường quá sát nhau thì có thể không nhất phải ghi
  • Viết đơn vị gần ở vị trí đánh dấu mũi tên trên trục hoành và trục tung. 
  • Hoàn thiện tên biểu đồ và bảng chú giải
  • Không dùng một ký hiệu cho nhiều đối tượng trên biểu đồ. Tức là, với mỗi đối tượng, ta chỉ dùng 1 ký hiệu để phân biệt với các đối tượng khác. 
  • Biểu đồ cần phải đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ. 

XEM THÊM: First name là gì? Last name là gì? Hướng dẫn điền thông tin chuẩn nhất

Các lỗi sai cần tránh khi vẽ biểu đồ đường

  • Xuất hiện khoảng trắng đối với trục tung => Khắc phục: Mốc thời gian đầu tiên nằm trên trục tung. 
  • Dùng nét cong uốn lượn để nối các mốc giá trị => Khắc phục: Dùng nét thẳng (đoạn thẳng) để nối các giá trị. 
  • Các lỗi như thiếu bảng chú giải, thiếu tên biểu đồ, không có số 0 ở gốc tọa độ, thiếu đơn vị,… cũng khiến bạn bị mất điểm khi làm dạng bài tập này. 

Cách nhận xét biểu đồ đường

Trường hợp chỉ có 1 đối tượng hiển thị

  • So sánh số liệu giữa năm đầu tiên và năm cuối trong bảng số liệu
  • Xem đường biểu diễn đi lên hay đi xuống? Có tăng liên tục không? 
  • Nếu tăng liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng mạnh? Giai đoạn nào tăng chậm? Giải thích nguyên nhân về dấu hiệu đó. 
  • Nếu không tăng liên tục thì cho biết năm nào không tăng? Giải thích nguyên nhân.

Trường hợp biểu diễn nhiều đối tượng

  • Nhận xét từng đối tượng với các thông tin như trên.
  • Tiến hành so sánh giữa các đối tượng và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. 
  • Đưa ra kết luận và giải thích vì sao lại kết luận như vậy.

Bài tập vẽ biểu đồ đường chỉ số minh họa

Ví dụ minh họa: 

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2000 2005 2008 2010
Lâm Nghiệp 5902 6316 6786 7388
Chăn Nuôi 18482 26051 31326 36824
Thủy Sản 21801 38784 50082 57068

Yêu cầu: 

  1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của 3 ngành trên ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010
  2. Nhận xét và giải thích. 

Lời giải: 

  1. Vẽ biểu đồ đường

* Xử lý số liệu

Công thức tính tốc độ tăng trưởng (%) = (GT năm sau/ GT năm gốc) x 100%

Chọn năm 2000 làm năm gốc, ta có:

  • Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp năm 2005 = (6316/5902) x 100% = 107%
  • Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp năm 2008 = (6786/5902) x 100% = 115%
  • Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp năm 2010 = (7388/5902) x 100% = 125,2%

* Áp dụng cách tính tương tự với các ngành khác, ta có bảng sau: 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 (Đơn vị: %)

Năm 2000 2005 2008 2010
Lâm Nghiệp 100 107 115 125.2
Chăn Nuôi 100 141 169.5 199.2
Thủy Sản 100 177.9 229.7 261.8

* Vẽ biểu đồ đường:

vẽ biểu đồ đường
vẽ biểu đồ đường
  1. Nhận xét và giải thích

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, giá trị sản xuất của cả 3 ngành đều tăng nhanh. Trong đó, nhanh nhất là ngành thủy sản, thứ hai là chăn nuôi và thứ ba là lâm nghiệp. 

Ngành thủy sản tăng nhanh nhất là do  ta đã khai thác được nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, Mỹ. Ngành chăn nuôi tăng chủ yếu là do về sự hiểu quả về kinh tế – xã hội và nhu cầu sử dụng trong nước tăng cao. Lâm nghiệp tăng trưởng chậm hơn chủ yếu là do sự hạn chế về hoạt động khai thác. 

XEM THÊM: C01 gồm những môn nào? Các nhóm ngành thuộc khối C01

Cách vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ đường cột

Biểu đồ cột kết hợp đường hay còn gọi là biểu đồ cột đường; thể hiện mối tương quan giữa hai đối tượng mà các dạng biểu đồ khác không thể biểu thị được. Ta có thể nhận biết dạng biểu đồ này thông qua các dấu hiệu sau:

  • Thường xuất hiện các cụm từ sau trong yêu cầu: Quy mô, cơ cấu, sự phát triển
  • Chuỗi thời gian nhiều hơn 4 năm
  • Có 2 đơn vị biểu hiện
Ví dụ về biểu đồ kết hợp đường và cột
Ví dụ về biểu đồ kết hợp đường và cột

Cách vẽ biểu đồ đường kết hợp cột

Vẽ biểu đồ đường và cột kết hợp khá dễ, gồm có 3 bước sau: 

Bước 1: Phân tích số liệu và dựng hệ trục tọa độ

Bước 2: Vẽ biểu đồ

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

Khi nhận xét biểu đồ kết hợp, ta cần làm rõ các khía cạnh sau: 

  • Nhận xét tổng quan về biểu đồ
  • Nhận xét từng đối tượng? Các đối tượng tăng/ giảm như thế nào? Tăng liên tục hay không?
  • Nhận xét sự tăng/ giảm của các mốc năm
  • Chỉ ra mối liên hệ giữa các đối tượng
  • Kết luận và đưa ra giải thích. 

Để hiểu rõ hơn về cách vẽ và nhận xét dạng biểu đồ này, chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau: 

DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha)
Tổng số Lúa mùa
2000 7666 2360 42.4
2003 7452 2109 46.4
2005 7329 2038 48.9
2007 7207 2016 49.9
2008 7400 2018 7400

Yêu cầu: 

  1. Vễ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2008
  2. Nhận xét và giải thích.

Lời giải:

  1. Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ
  1. Nhận xét và giải thích
  • Diện tích trồng lúa cả năm và lúa mùa có xu hướng giảm. Đối với lúa cả năm là 266 nghìn ha và lúa mùa là 342 nghìn ha. Nguyên nhân là bởi quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp, chuyển sang thành đất ở hoặc phục vụ cho hoạt động công nghiệp. 
  • Năng suất lúa cả năm trên 1 ha tăng liên tục, từ 42.4 lên 52.3 tạ/ ha. Nguyên nhân là bởi ta đã áp dụng nhiều kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến vào hoạt động sản xuất như tăng vụ, thâm canh,… 

Trên đây là bài viết  của supperclean chia sẻ thông tin về cách vẽ biểu đồ đường và kết hợp khi làm bài tập Địa Lý. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu học tập hữu ích, giúp các bạn đạt điểm số cao trong các kỳ thi. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, việc tạo biểu đồ đường, kết hợp cột và đường hay bất kỳ dạng biểu đồ nào cũng trở nên đơn giản bằng công cụ Excel, Word. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách tạo trên Google hoặc Youtube nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *