Thạch quyển là gì? Sự khác biệt giữa vỏ trái đất và thạch quyển

Thạch quyển là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của trái đất. Vậy bạn có biết thạch quyển là gì không? Thạch quyển và vỏ trái đất có gì khác biệt? Hãy cùng với chúng tôi khám phá về thạch quyển trong bài viết này nhé!

Thạch quyển là gì?

Trái đất chúng ta đang sống được cấu tạo gồm nhiều lớp khối cầu chồng lên nhau. Các lớp đó lần lượt là: thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển và cuối cùng chính là khí quyển. 

Thạch quyển - lớp vỏ cứng bao bọc lõi trái đất
Thạch quyển – lớp vỏ cứng bao bọc lõi trái đất

Thạch quyển chính là lớp vỏ cứng bao bọc lõi của trái đất. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc sống của con người như: cung cấp rừng, đồng cỏ, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên… Thạch quyển cũng chính là lý do đằng sau sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo, núi lửa, động đất trên bề mặt của trái đất. 

Thạch quyển cùng với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển để bắt đầu quá trình hình thành đất trên bề mặt của trái đất. Nó có thể kéo dài đến độ sâu hơn 100 km. Còn ở các vùng lục địa thì độ dày của thạch quyển là từ 35 – 50 km.

Phân loại thạch quyển

Dựa vào địa hình thì thạch quyển được chia thành 2 loại như sau:

Thạch quyển đại dương

Thạch quyển đại dương chính là lớp thạch quyển liên kết với vỏ đại dương. Đó là phần của lớp phủ trên cùng của vỏ trái đất ở dưới đại dương và biển. Thạch quyển đại dương thường có xu hướng dày đặc hơn và trẻ hơn so với thạch quyển lục địa. Tính đến thời điểm hiện tại thì thạch quyển đại dương có tuổi đời lâu nhất là khoảng 170 triệu năm tuổi.

Sự hình thành thạch quyển đại dương và thạch quyển lục địa
Sự hình thành thạch quyển đại dương và thạch quyển lục địa

Thạch quyển lục địa

Cũng tương tự như thạch quyển đại dương, thạch quyển lục địa chính là lớp liên kết với vỏ lục địa. Nó có độ dày trung bình từ khoảng 35 – 45 km và tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. 

Thạch quyển lục địa bao phủ đến 40% lớp vỏ của trái đất nhưng nó lại chiếm tận xấp xỉ 70% thể tích của vỏ trái đất. Thạch quyển lục địa có tuổi đời rất lâu; lên đến hàng tỷ năm.

Các đặc điểm của thạch quyển

Thạch quyển là một lớp ngoài cùng và được hình thành lên giống như là một tảng đá bao phủ hành tinh trái đất. Điều này có được là nhờ vào lớp ngoài cùng có sự tiếp xúc với bầu khí quyền. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản nhất mà chúng ta có thể thấy được từ thạch quyển. 

Trên thực tế thì thạch quyển trước đó được hình thành từ khối sợi đốt lớn của hành tinh. Tuy nhiên về sau do có những ảnh hưởng của các yếu tố từ thiên nhiên mà phía bề mặt ngoài nhất của thạch quyển đã dần dần trở nên suy thoái. Cuối cùng nó tạo nên thành những phần vỏ bề mặt như hiện nay.

Đặc điểm cấu tạo của thạch quyển 
Đặc điểm cấu tạo của thạch quyển

Thạch quyển sẽ có sự liên quan đối với những thành phần khác trên trái đất, hành tinh như là: khí quyển, sinh quyển và thủy quyển. Toàn bộ thạch quyển có cấu tạo hóa học là: oxy, sắt, silic, canxi, nhôm, natri, lưu huỳnh, magie và kali. Không những vậy, thạch quyển còn được hình thành lên từ những núi đá lửa, trầm tích. Mật độ của thạch quyển sẽ lên đến 3 tấn/m3 và nó có độ dài lên tới 100km.

Lớp thạch quyển sẽ bị phân mảnh bởi các mảng kiến tạo trên những hiện tượng địa chất nội sinh. Điều này có được là bởi thạch quyển chính là khu vực xảy ra khi có những tương tác với asthenosphere.

Vì bề mặt đang nguội dần đi trong hệ thống đối lưu của trái đất nên cũng vì thế mà thạch quyển sẽ tăng độ dày lên theo thời gian. Khi chúng bị chia cắt thành những mảng lớn thì các mảng này sẽ có tên là mảng kiến tạo và chuyển động một cách độc lập.

Thạch quyển có vai trò gì với sự sống?

Tuy chỉ là một thành phần cấu tạo của trái đất nhưng thạch quyển có ý nghĩa cùng với vai trò không hề nhỏ. Đó chính là thạch quyển gắn liền với sự sống của con người và động thực vật trên thềm lục địa. Cụ thể như sau:

Cung cấp nơi lưu trú cho toàn bộ sinh vật sống

Nếu như không có lớp thạch quyển được hình thành nên thì con người, động vật và cả thực vật đều sẽ không có nơi cư trú. Đất khi đó sẽ không được hình thành nên và toàn bộ sinh vật sống trên trái đất này sẽ không có nơi để ở hay sinh hoạt.

Thạch quyển là nơi cư trú của các sinh vật sống
Thạch quyển là nơi cư trú của các sinh vật sống

Phải nói rằng thạch quyển phải chính là nơi kiến tạo nên cuộc sống cho con người hiện nay; bao gồm từ đại dương cho đến các lục địa. Nếu như không có sự kiến tạo này của thạch quyển thì toàn bộ sự sống trên trái đất này sẽ khó mà hình thành nên được. 

Cũng chính vì lý do đó mà thạch quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là nơi luôn duy trì được những hoạt động thường nhật để phục vụ cho toàn bộ những yêu cầu thiết yếu nhất trên trái đất của chúng ta.

Cung cấp tài nguyên cho con người

Mỗi lớp thạch quyển được hình thành nên không chỉ đơn thuần được kiến tạo một cách vô nghĩa mà nó còn chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ đối với con người. Các thành phần tài nguyên này sẽ góp phần tạo nên rất nhiều lợi ích đến cho cuộc sống; giúp cho đời sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.

Thạch quyển - cung cấp tài nguyên cho con người
Thạch quyển – cung cấp tài nguyên cho con người

Tuy nhiên lớp thạch quyển thì không phải lúc nào cũng sẵn có nguồn thiên nhiên, tài nguyên có ích. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thạch quyển cũng là điều không hề dễ dàng. Quá trình này cần phải có những tác động mạnh mẽ từ phía con người.

XEM THÊM:  Tài nguyên thiên nhiên là gì? Thực trạng, vai trò và các biện pháp bảo vệ

Sự khác biệt giữa biệt thạch quyển và vỏ trái đất

Cùng là một lớp ngoài của trái đất nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa vỏ trái đất và thạch quyển với nhau. Thực chất thì đây là hai thành phần khác biệt và có khá nhiều sự đối lập. Vậy sự khác biệt giữa vỏ trái đất và thạch quyển là gì? Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được thạch quyển với vỏ trái đất thông qua khái niệm của chúng.

  • Thạch quyền chính là phần trên cùng của trái đất. Nó sẽ gồm cả vỏ trái đất cùng với lớp manti. Tất cả thành phần cấu tạo của thạch quyển chính là lớp rắn, cứng.
  • Đối với vỏ trái đất thì nó sẽ là một thành phần bên trong thạch quyển và cũng là lớp ngoài cùng của hành tinh. Lớp vỏ trái đất cũng cứng nhưng nó lại mỏng hơn rất là nhiều so với thạch quyển và dao động trong nhiều độ dày khác biệt nhau.
  • Thạch quyển có độ dày khoảng 100km. Trong khí đó vỏ trái đất có độ dày dao động từ 5 – 70km.

Như vậy, có thể thấy rằng vỏ trái đất cũng chính là một phần của thạch quyển và ý nghĩa của nó cũng gần như tương tự với thạch quyền.

XEM THÊM: Thường biến là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, vai trò của thường biến

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến thạch quyển là gì cũng như sự khác biệt giữa thạch quyển và vỏ trái đất. Có thể thấy rằng thạch quyển là một thành phần cấu tạo quan trọng của trái đất; có đóng góp quan trọng vào sự hình thành của cuộc sống con người như hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thạch quyển, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *