Thần thoại là gì? Top 4 câu truyện thần thoại Việt Nam hay nhất

Thần thoại là một thể loại văn học quan trọng góp phần không nhỏ trong việc lưu giữ di sản văn hóa tinh thần nhân loại. Vậy thần thoại là gì? Đặc điểm và có những cách phân loại thần thoại nào? Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu trong bài viết này và điểm qua top những câu chuyện thần thoại Việt Nam hay nhất nhé!

Thần thoại là gì?

Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đã đưa ra khái niệm thần thoại là gì như sau:  Thần thoại là thể loại văn học dân gian với nhân vật trung tâm là các anh hùng, vị thần hoặc người sáng tạo ra văn hóa; phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc thế giới và đời sống theo một phương thức riêng. 

Bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào trên thế giới đều có những câu chuyện thần thoại gắn liền với cách sống và cái nhìn của con người nơi đó. Đó là “vẻ đẹp một đi không trở lại” của con người khi xã hội nguyên thủy kết thúc. 

Thần thoại là gì - Những câu chuyện dân gian kể các vị thần
Thần thoại là gì – Những câu chuyện dân gian kể các vị thần

Nguồn gốc của truyện thần thoại là gì?

Thể loại thần thoại là gì? Đó là một hình thức sáng tác của người xưa với mong muốn lý giải về thiên nhiên, vũ trụ, sự hình thành của loài người cũng như ước muốn chinh phục thế giới tự nhiên. 

Khái niệm “thần thoại” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp; nghĩa đen được hiểu là truyện thoại, truyền thuyết. Người ta thường hiểu thần thoại là câu chuyện kể về các vị thần, nhân vật anh hùng hoặc có nguồn gốc gắn liền với các vị thần. Họ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình thành, tạo lập nên các yếu tố thiên nhiên và xã hội. 

Tại nước ta, thần thoại cũng ra đời từ khá sớm, nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thủy và phát triển theo xã hội Lạc Việt. Thể loại này xuất hiện nhằm thỏa mãn các tò mò về thế giới xung quanh như: Vì sao có ngày/ đêm? Vì sao có mặt trời? Con người được hình thành như thế nào?…. 

Bản chất của thần thoại là gì?

Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần, ra đời trong xã hội nguyên thủy và dựa trên các nhận thức sau:

  • Quan niệm vạn vật tương giao, vạn vật hữu linh,…
  • Có khuynh hướng diễn đạt những cái trừu tượng bằng cảm tính và trí tưởng tượng. 
  • Thế giới duy tâm đang phát triển và được đề cao trong xã hội nguyên thủy

Những đặc điểm trên đã hình thành lối tư duy thần thoại của người nguyên thủy. Từ đó, tư duy thần thoại được hiện thực hóa thành những câu chuyện kể thần thoại. 

Bên cạnh đó, người xưa cũng quan niệm rằng các sự kiện được kể lại trong thần thoại đều gắn liền với việc diễn xướng thần thoại và các hình thức nghi lễ thực hành tín ngưỡng. 

Phân loại truyện thần thoại phổ biến

Các loại truyện thần thoại Việt Nam phổ biến
Các loại truyện thần thoại Việt Nam phổ biến

Truyện thần thoại là gì? Đó là những câu chuyện văn xuôi kể về quá trình các vị thần sáng tạo ra con người, thiên nhiên và văn hóa,… Thần thoại được xây dựng dựa trên những hình ảnh hư ảo, do con người tự suy diễn và tưởng tượng ra. 

Thần thoại được chia thành các loại sau: 

  • Thần thoại về nguồn gốc của vũ trụ và hiện tượng tự nhiên: Nữ thần mặt trăng, Thần mưa, Ông trời,… 
  • Thần thoại về nguồn gốc và quá trình hình thành của các loài: Thần Lúa, Cuộc tu bổ các giống vật,… 
  • Thần thoại về nguồn gốc của con người: Nữ Oa, Mười hai bà Mụ,…
  • Thần thoại về các anh hùng: Nữ thần nghề mộc,… 

Đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật của thần thoại

Về nội dung

  • Giải thích về quá trình hình thành thế giới tự nhiên, con người và những hiện tượng xoay quanh. 
  • Phản ánh đời sống của người nguyên thủy trong lao động, sáng tạo, các cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và ước mơ hướng về cuộc sống hạnh phúc hơn. 

Về nghệ thuật

  • Nhân vật trung tâm là các vị thần nhưng mang đặc điểm của con người bình thường. Họ vừa có năng lực siêu nhiên mà lại rất gần gũi với con người.
  • Cốt truyện đơn giản, chủ yếu là kết thúc có hậu.
  • Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, phóng đại để làm nổi bật ngoại hình, tài năng của nhân vật chính. 
  • Ngôn ngữ đơn giản nhưng rất dễ hiểu. 
  • Lối tư duy hồn nhiên gắn liền với trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, tạo nên sức hút đặc trưng cho thể loại thần thoại. 

Chức năng của truyện thần thoại là gì?

Các chức năng của truyện thần thoại
Các chức năng của truyện thần thoại
  • Chức năng nhận thức: Thần thoại phản ánh những nhận thức thô sơ của người nguyên thủy trong quá trình khám phá, tìm hiểu và chinh phục tự nhiên. 
  • Chức năng sinh hoạt: Không nằm trong khuôn mẫu của các văn bản sưu tầm văn học dân gian, đời sống trong thần thoại luôn gắn liền với các nghi lễ, nghi thức, thể hiện màu sắc tôn giác,… mặc dù gắn liền với yếu tố ma thuật. Những yếu tố này tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất và đời sống của người xưa. 
  • Chức năng thẩm mỹ: Thể hiện trí tưởng tượng lãng mạn và khát vọng vươn tới chinh phục tự nhiên, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn của người xưa. Qua đó, phản ánh quá trình sáng tạo nghệ thuật của người cổ đại xưa. 

Ngoài ra, thần thoại cũng là nền tảng quan trọng để con người khám phá, tìm tòi và hiểu biết chính xác, khách quan hơn về thế giới và con người. 

TOP 4 truyện thần thoại Việt Nam hay và nên đọc

Mười hai bà mụ

Đây là câu chuyện thần thoại Việt Nam được sưu tầm trong “Lược khảo thần thoại Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi. Truyện kể về 12 vị nữ thần giúp việc cho Ngọc Hoàng để tạo ra loài người và loài vật. 

Họ thay nhau đảm nhận các công việc như người nặn tứ chi, người nặn mắt, người dạy nói/ cười,… Tuy nhiên, cũng có một số dị bản kể rằng 12 bà mụ cùng nhau tạo nên con người mà không phân biệt bất kỳ công việc nào. Những khuyết điểm trên cơ thể người cũng do 12 bà mụ tạo ra chứ không phải là lỗi của con người.

Thần thoại Mười hai bà mụ
Thần thoại Mười hai bà mụ

Sự tích cây lúa

Sự tích cây lúa cũng là câu chuyện thần thoại Việt Nam rất hay và đáng đọc. Theo đó, nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng nổi tiếng xinh đẹp nhưng rất hay hờn dỗi. 

Sau một trận lũ lụt lớn, cây cỏ chết hết. Để giúp đỡ những người còn sống sót, trời bèn sai nữ thần Lúa xuống hỗ trợ con người. Nàng đã làm phép cho những bông lúa nảy mầm, mọc thành cây, trổ bông và “tự đi” vào bồ thóc. 

Một lần khi dẫn bông lúa vào sân, nàng đã bị cô gái phang chổi vào đầu nên rất tức giận. Từ đó, lúa không tự bò về nhà nữa mà người dân phải làm tất cả. Một lần giận dỗi đỉnh điểm, nàng đã cấm không cho lúa trổ bông. Vì vật, sau mỗi mùa gặt, người trần phải làm lễ cúng thần lúa. 

Câu chuyện thần thoại này đã lý giải sự ra đời của cây lúa và phong tục cúng nữ thần lúa tại một số khu vực. 

Thần Trụ Trời

Bộ thần thoại này lý giải về quá trình hình thành đất trời và các môi trường tự nhiên như núi, sông, biển, hồ,… Thuở xưa, khi vạn vật và loài người chưa xuất hiện thì trái đất là một vùng hỗn loạn, lạnh lẽo, tối tăm. 

Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện, hì hục đào xới. Dần dần vòm trời đẩy mãi lên phía mây xanh, khiến cho trời – đất phân chia làm đôi. Đất phẳng như chiếc mâm vuông, trời trùm lên giống như chiếc bát bát úp ngược, vị trí giáp giữa trời – đất gọi là đường chân trời. Những chỗ thần đào đất biến thành sông, biển. Những chỗ đắp lên thì tạo thành đảo, núi, đồi. 

Thần thoại Thần Trụ Trời
Thần thoại Thần Trụ Trời

Thần Mưa

Thời xưa, khi khoa học chưa phát triển, người ta thường lý giải các hiện tượng tự nhiên bằng những câu chuyện kỳ ảo, huyền bí. Và truyện Thần Mưa là một minh chứng rõ nét. 

Thần Mưa được người xưa miêu tả là có thân hình rồng, thường bay lượn xuống hạ giới để hút nước sông, nước biển vào bụng rồi tạo ra những cơn mưa cho hạ giới. Tuy nhiên, vị thần này lại có tính hay quên, dẫn đến việc có vùng cả năm hạn hán, có vùng lại lụt lội liên miên. Điều này khiến người dân hạ giới khó chịu và kiện lên trời. 

Công việc “phân phát” mưa bị quá tải vả kèm theo chứng hay quên của Thần Mưa và số lượng Rồng trên Thiên Đình cũng hạn chế nên Trời đã quyết định tuyển thêm người giúp sức. 

Hình ảnh Thần Mưa theo trí tưởng tượng của người xưa
Hình ảnh Thần Mưa theo trí tưởng tượng của người xưa

Cuộc thi được tổ chức ở cửa Vũ, bất kỳ loài nào vượt qua được cửa ải này, bay lên trời hóa Rồng là được. Rất nhiều loài tham gia như tôm, cá rô,… nhưng chỉ có duy nhất cá chép đủ kiên nhẫn. Cuối cùng, cá chép cũng hóa Rồng, cùng với Thần Mưa chịu trách nhiệm ban phát mưa xuống trần gian. 

Ngoài ra, còn rất nhiều câu chuyện thần thoại khác mà bạn có thể tìm đọc như: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Lạc Long Quân – Âu Cơ,… 

XEM THÊM: 

Hy vọng các chia sẻ trên đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tinh hoa thần thoại là gì. Trong những bộ truyện thần thoại Việt Nam, bạn thích và ấn tượng nhất với bộ nào, hãy để lại chia sẻ bằng cách bình luận vào cuối bài viết cho mình biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *