Lòng tự tôn là gì? Bí quyết nuôi dưỡng lòng tự tôn lành mạnh

Lòng tự tôn lành mạnh là nền tảng vững chắc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và gặt hái nhiều thành công. Vậy tự tôn là gì? Hãy cùng supperclean.vn bàn luận chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Lòng tự tôn là gì?

Lòng tự tôn là sự tự ý thức về giá trị bản thân của mỗi người. Hiểu đơn giản là chúng ta tự nhìn nhận, đánh giá, yêu thương chính mình, không để người khác coi thường hay khinh rẻ. 

Ở một khía cạnh nào đó, tự tôn là cách hiểu ngầm của sự tự trọng. Tức là chúng ta luôn coi trọng, giữ gìn, phẩm chất, phẩm giá và danh dự tốt đẹp của bản thân.

Lòng tự tôn là gì?
Lòng tự tôn là gì?

Ý nghĩa của lòng tự tôn là gì? 

Tự tôn là một phẩm chất quan trọng và đáng quý của con người. Nó có thể thể gây ảnh hưởng và tác động lớn đến bạn. Cụ thể như sau: 

  • Tự tôn sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh và tự tin khẳng định giá trị của bản thân
  • Dám thử những điều mới mẻ và mạnh mẽ đương đầu với khó khăn, thử thách. 
  • Dễ dàng vượt qua những sai lầm của quá mà không bao giờ đổ lỗi cho bản thân.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
  • Bạn có thể tự ý thức rằng mình đủ tốt và xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Bởi vậy, những tổn thương về mặt cảm xúc như bị từ chối hoặc thất bại sẽ ít đau đớn hơn và khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn. 
Giúp ta thêm tự tin và mạnh mẽ đương đầu với thử thách
Giúp ta thêm tự tin và mạnh mẽ đương đầu với thử thách

Các biểu hiện của người có lòng tự tôn lành mạnh

Người có lòng tự tôn lành mạnh thường có các đặc điểm sau:

  • Biết đâu là ưu điểm của bản thân để phát triển và khai thác nó.
  • Luôn tôn trọng chính mình và những người xung quanh, kể cả những người có địa vị thấp kém hơn mình
  • Sống rất khiêm tốn, sẵn sàng nhận lỗi khi bản thân làm điều gì sai trái
  • Là người kiên định, luôn nỗ lực và cố gắng hết mình,… 

Bàn luận chi tiết về lòng tự tôn

Tự tôn là gì? Đây là một phẩm chất quý giá nhưng nếu lòng tự tôn quá cao hoặc quá thấp đều gây ra vấn đề. Những người không có hoặc có lòng tự tôn thấp, họ có xu hướng không chắc chắn về năng lực bản thân và nghi ngờ quá trình ra quyết định của mình. Họ không cảm thấy có động lực để làm những điều mới lạ vì họ không tin bản thân mình đạt được kết quả tốt. Họ gặp vấn đề trong các mối quan hệ và thể hiện nhu cầu của bản thân. Họ có thể trải qua mức độ tự tin thấp và cảm thấy bản thân mình không xứng đáng. 

Ngược lại, lòng tự tôn quá cao cũng không tốt. Họ luôn đánh giá cao các kỹ năng của bản thân và cảm thấy mình có quyền thành công, ngay cả khi bản thân mình không đủ năng lực. Họ có thể đấu tranh với mọi vấn đề và cố chấp vào việc coi bản thân mình là hoàn hảo. 

Một ví dụ điển hình như sau, một anh bạn trẻ luôn kiên trì muốn làm lãnh đạo. Anh ta chấp nhận ăn bám ở nhà còn hơn đi làm công nhân. Khi được người nhà chạy vạy, nhờ vả mãi mới tìm được công việc lý tưởng. Ngày thứ hai sau khi làm việc, anh ta đã từ chức vì bị đồng nghiệp chê học lực thấp. Đến nay, anh ta vẫn chẳng có được công việc chính thức. 

Lòng tự tôn quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, có thể cản trở sự phát triển và thành công của chúng ta
Lòng tự tôn quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, có thể cản trở sự phát triển và thành công của chúng ta

Bởi vậy mới thấy được, không phải lúc nào lòng tự tôn cao cũng tốt. Nhất là với những người nhạy cảm, không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Khi bạn đang ở giai đoạn trắng tay nhưng lại vô cùng khát vọng thành công, lòng tự tôn có thể trở thành hòn đá vướng chân lớn nhất ngăn cản chúng ta tiến đến thành công. Trong hoàn cảnh đó, một người có thể buông bỏ lòng tự tôn để làm việc thì chắc chắn có thể nhìn thấy kết quả. 

Hãy nhớ rằng “khi bạn không có giá trị thì lòng tự tôn của bạn cũng không có giá trị”. Nếu chúng ta đang không có gì trong tay, hãy gạt bỏ lòng tự tôn, hạ thấp mình một chút để học tập và trau dồi kinh nghiệm. Khi ta đã có đủ tiềm lực, tự ắt lòng tự tôn sẽ thăng cấp theo giá trị bản thân. 

Tự tôn là một điều tốt nhưng chỉ nên dừng lại ở một mức độ nào đó thôi. Nếu chúng ta biết cân bằng và sử dụng nó đúng hoàn cảnh thì đó mới là điều tuyệt vời nhất!

Cách nuôi dưỡng lòng tự tôn là gì?

Lòng tự tôn lành mạnh là thứ mà bất kỳ ai cũng muốn nhưng rất khó trau dồi. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng chúng bằng các phương pháp đúng đắn dưới đây:

Dùng lời khẳng định tích cực phù hợp

Những câu nói khẳng định kiểu như “mình sẽ trở nên thành công” đôi khi sẽ trở thành áp lực, nhất là những người vốn cảm thấy tự ti về bản thân. Vậy tại sao chúng ta không dùng cách nói phù hợp hơn, kiểu như “mình sẽ cố gắng cho đến khi đạt được thành công thành”. 

Hai câu nói với mục đích là hướng đến thành công nhưng lại mang sắc thái và ý nghĩ truyền tải khác nhau. Câu nói “mình sẽ thành công” có lẽ sẽ phù hợp với nhóm người có sẵn lòng tự tôn cao. Nhưng đôi khi với người ngoài, câu nói này có thể trở thành sự tự cao tự đại, kiêu ngạo của người nói. Ngược lại, câu nói “mình sẽ cố gắng cho đến khi đạt được thành công thành” mang sắc thái biểu cảm gần gũi hơn; thể hiện sự cố gắng, nỗ lực và niềm tin của người nói. 

Tìm ra điểm mạnh và tập trung phát triển nó

Sự tự tôn là gì? Tự tôn được xây dựng thông qua cách bạn thể hiện khả năng và thành tựu ở những điểm mạnh của bản thân. Nếu bạn giỏi chạy bộ, hãy đăng ký những cuộc đua và rèn luyện chúng. Nếu bạn giỏi nấu ăn, hãy tổ chức những bữa tiệc nhiều hơn hoặc tham gia các cuộc thi về nấu ăn. Tóm lại, hãy tìm những điểm mạnh của bản thân và cố gắng nhấn vào chúng. Đó là lúc bạn đang dần nhận ra giá trị của bản thân mình. 

Tập trung nâng cao và phát triển các thế mạnh của bản thân 
Tập trung nâng cao và phát triển các thế mạnh của bản thân

Tiếp nhận những lời khen

Lòng tự tôn là gì? Đó là sự tự ý thức về năng lực và giá trị của bản thân. Đôi khi ta cảm thấy tự ti, cảm thấy bản thân mình chưa đủ tốt nên thường không tiếp nhận những lời khen. 

Vì vậy, hãy đặt cho bản thân những hạn định có thể chịu được những lời khen của người khác. Hãy soạn sẵn cho mình những câu trả lời để tránh phản xạ từ chối lời khen của người khác như “cảm ơn” hoặc ‘bạn thật tốt khi nói điều đó với tôi”. 

Hãy cố gắng tập sử dụng chúng mỗi khi bạn nhận được lời phản hồi tốt. Dần dần, cảm giác chống lại hoặc từ chối nhận lời khen sẽ giảm đi. Điều này cho thấy lòng tự tôn của bạn đang trở nên mạnh mẽ hơn đấy!

Loại bỏ sự tự chỉ trích bản thân

Khi tự ti, chúng ta thường có xu hướng khiến nó trở nên tồi tệ hơn bằng cách tự chỉ trích chính mình. Vì vậy, nếu muốn nâng cao lòng tự tôn  thì bạn cần phải thay thế sự tự chỉ trích bằng cách yêu thương chính mình. 

Khẳng định giá trị của chính mình

Để vực dậy lòng tự tôn sau một cú vấp nặng nề, bạn hãy lập một danh sách những điểm mạnh của bản thân trong một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, nếu bạn bị từ chối buổi hẹn thì hãy lập những phẩm chất chứng tỏ bạn là người có triển vọng trong tình cảm như chung thủy, tỉ mỉ, biết quan tâm,… 

Sau đó, hãy phân tích các ưu điểm đó và chứng minh rằng nó sẽ được đánh giá tốt hơn trong tương lai. Hãy lặp lại bài tập này mỗi ngày; dần dần, bạn sẽ nhận ra giá trị của bản thân. Đồng thời biết cách nên áp dụng chúng trong hoàn cảnh nào để phát huy tối đa công dụng và gặt hái thành tựu. 

Ý nghĩa khác của tự tôn là gì?

Ngoài ý nghĩa trên, tự tôn còn được hiểu là cháu trai thừa tự, nối nghiệp của ông bà. Đây là một từ cũ và ít được sử dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Theo đó, cháu trai thừa tự là người thừa hưởng toàn bộ tài sản của cha ông và chịu trách nhiệm chăm lo việc thờ cúng tổ tiên theo lệ xưa. Từ đồng nghĩa với tự tôn và cháu đích tôn

XEM THÊM: 

Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây của Supperclean sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ sự tự tôn là gì và cách nuôi dưỡng lòng tự tôn lành mạnh. Việc nâng cao lòng tự tôn cần bỏ ra nhiều công sức, đòi hỏi sự phát triển và giữ gìn nhiều thói quen tốt về mặt tinh thần. Đặc biệt, ta cần phải xây dựng nó một cách đúng đắn thì mới mang lại thành quả tốt nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *