Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ? Nguyên nhân và cơ sở di truyền của ưu thế lai

Ưu thế lai tạo ra nhiều lợi thế về chất lượng cho cây trồng và vật nuôi, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế. Vậy ưu thế lai là gì? Thế nào là ưu thế lai? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì? Bài viết này của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

Ưu thế lai là gì?

Chương trình Sinh lớp 9 và lớp 12 đã giải thích khái niệm ưu thế lai là hiện tượng gì như sau:

Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 (đời con thứ nhất sau bố mẹ) mang những phẩm chất ưu tú, vượt trội hơn hẳn so với bố mẹ. Các phẩm chất đó có thể là khả năng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường, năng suất cao hơn, chống chịu với bệnh tật tốt hơn,…

Ưu thế lai xuất hiện khi lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau hoặc giữa các dòng khác nhau của cùng một loài (ví dụ như gà Ri với gà Đông Tảo, cà chua Việt Nam với cà chua Nhật Bản) hoặc giữa hai loài khác nhau (ví dụ như ngan lai với vịt).

Ưu thế lai là phương pháp tạo ra con lai F1 mang các đặc tính về thể trạng và năng suất cao hơn hoặc vượt trội so với bố mẹ
Ưu thế lai là phương pháp tạo ra con lai F1 mang các đặc tính về thể trạng và năng suất cao hơn hoặc vượt trội so với bố mẹ

Đặc điểm của ưu thế lai là gì?

  • Đời con có các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn so với mức trung bình hoặc vượt trội hơn hẳn so với bố mẹ.
  • Khi lai 2 bố mẹ thuần chủng, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ.
  • Ưu thế lai có lợi thế nhất khi lai giữa hai dòng khác nhau.
  • Phương pháp tạo ưu thế lai ứng dụng cho cả động vật và thực vật.

Ví dụ về ưu thế lai

Ví dụ về ưu thế lai ở thực vật

  • Giống ngô lai ngắn ngày Bioseed 9698 sở hữu nhiều ưu điểm so với giống nền như chu kỳ sinh trường ngắn, có thể trồng 3 vụ/ năm, không kén đất, năng suất cao, chống hạn tốt.
  • Giống lúa thơm BT09 được lai tạo bởi hai giống lúa T10 và Kim 23A. Đây là giống lúa chất lượng, có tỷ lệ hạt lép thấp, khả năng kháng tốt với các bệnh như rầy nâu, đạo ôn, khô vằn,… Năng suất lúa cao, gạo trong, cơm dẻo, đậm vị và có mùi thơm.
  • Giống lúa 2 dòng HYT108 lai tạo từ tổ hợp từ tổ hợp lai AMS 30S/R108. Ưu điểm của giống lúa này là thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, sức sống khỏe, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Giống lúa lai thơm BT09
Giống lúa lai thơm BT09

Ví dụ về ưu thế lai ở động vật

  • Giống vịt Bạch Tuyết là kết quả lai tạo giữa vịt trống Anh Đào (hay còn gọi là vịt Cherry Valley) và vịt mái cỏ. Giống vịt lai này lớn rất nhanh, trọng lượng cơ thể đạt từ 1.7 – 2.3kg khi trưởng thành. Chúng có khả năng kiếm nhặt thức ăn tốt, sức sống cao,…
  • Lợn nái LY là kết quả lai kinh tế giữa lợn Landrace và lợn Yorkshire với các ưu điểm như tốc độ tăng trọng nhanh, sức khỏe tốt, đẻ nhiều hơn, nuôi con giỏi hơn, dễ nuôi,…
  • Gà lông màu hướng thịt TP (TP1, TP2, TP3, TP4) được lai tạo từ các giống gà lông màu Sasso và Lương Phượng. Giống gà này ổn định về kiểu hình với tỷ lệ nuôi sống lên đến gần 98%. Trong đó, dòng trống TP4 có tốc độ sinh trưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 24 tuần tuổi có thể đạt 3 – 3.2kg/con. Các giống mái TP1, TP2, TP3 có năng suất trứng cao, đạt từ 170 – 183 quả/năm/ mái, cao hơn gà Lương Phượng từ 9 – 12 quả/năm.
Gà thịt lông màu TP là sản phẩm chọn lọc của ưu thế lai
Gà thịt lông màu TP là sản phẩm chọn lọc của ưu thế lai

Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là gì?

Nguyên nhân hay cơ sở di truyền của ưu thế lai là tập trung các gen trội có lợi của bố mẹ vào cơ thể lai F1. Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng như năng suất, hình thái,… do các gen trội quy định.

Ở các cặp bố mẹ thuần chủng, gen lặn tồn tại ở trạng thái đồng hợp, biểu hiện ra một số đặc điểm xấu. Khi lai tạo chúng với nhau, các gen trội có lợi có lợi thế tốt hơn để biểu hiện ở đời F1.

Tuy nhiên từ F2 trở đi, trải qua quá trình phân li, tỉ lệ gen hợp dị giảm (gen trội). Đồng thời, gen đồng hợp tăng, trong đó bao gồm các gen đồng hợp lặn gây bệnh nên ưu thế lai cũng bị giảm đáng kể. Đây là lý do giải thích vì sao con lai F1 thường không được dùng để làm giống.

Ví dụ: Hai dòng thuần chủng được lai tạo với nhau:

P: AAbbCC x aaBBcc => F1: AaBbCc (Hội tụ các đặc tính vượt trội của bố mẹ)

Để duy trì ưu thế lai, người ta đã phải dùng đến các biện pháp nhân giống vô tính như chiết, ghép, băng giảm,….

Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai là tập trung các gen trội có lợi của bố mẹ vào thế hệ con lai F1
Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai là tập trung các gen trội có lợi của bố mẹ vào thế hệ con lai F1

Các phương pháp tạo ưu thế lai là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu thế nào là hiện tượng ưu thế lai rồi phải không? Vậy người ta đã ứng dụng các phương pháp nào để tạo ưu thế lai?

Đối với thực vật

Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta sử dụng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ. Tuy nhiên, lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn cả.

Lai khác dòng là phương pháp tạo ra hai dòng tự thụ phấn và cho chúng giao phấn với nhau. Cách tạo ưu thế lai này được đánh giá là dễ thực hiện, đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn hẳn so với giống cây thuần.

Lai khác dòng được ứng dụng rộng rãi ở ngô, tạo ra các giống ngô lai F1 có năng suất cao hơn 25 – 30% so với bố mẹ. Tại Việt Nam, chúng ta có một số giống ngô lai là sản phẩm của lai khác dòng tạo ưu thế lai như giống ngô LVN10 (lai đơn từ 2 dòng thuần), giống ngô LVN4 (giống lai kép), giống ngô LVN20 (giống lai đơn ngắn ngày),…

Không chỉ vậy, lai khác dòng còn được ứng dụng thành công để tạo ra các giống lúa lai F1 có năng suất cao hơn từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần.

Còn lai khác thứ là phương pháp kết hợp tạo ưu thế lai và tạo ra giống mới. Đây là tổ hợp lai được kết hợp giữa 2 thứ hoặc nhiều thứ trong cùng một loài. Ví dụ, Lúa DT17 là sản phẩm của tổ hợp lai giống lúa DT10 (có năng suất cao) và giống lúa Omg80 (có chất lượng gạo cao).

Sơ đồ lai khác dòng đơn và lai khác dòng kép ở ngô
Sơ đồ lai khác dòng đơn và lai khác dòng kép ở ngô

Đối với vật nuôi

Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là phép lai kinh tế. Với phép lai này, các cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau cho giao phối để tạo ra con lai F1.

Con lai F1 được dùng làm sản phẩm nhằm mục đích gia tăng hiệu quả kinh tế, không dùng làm giống. Lý do là bởi con lai F1 mang các tổ hợp gen khác nhau. Khi chúng giao phối với nhau, các gen ẩn được tổ hợp lại và có thể biểu hiện ra ngoài dưới dạng các đặc điểm không mong muốn, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ở nước ta, lai kinh tế được áp dụng phổ biến nhất là cho con cái giống nội địa giao phối với con đực giống thuần nhập ngoại. Con lai tạo tạo có ưu điểm là dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, dễ nuôi giống mẹ và có sức tăng sản cao giống bố.

Bò lai F1 cho chất lượng và sản lượng sữa cao hơn giống bò nội địa
Bò lai F1 cho chất lượng và sản lượng sữa cao hơn giống bò nội địaBò lai F1 cho chất lượng và sản lượng sữa cao hơn giống bò nội địa

Ví dụ như bò vàng Thanh Hóa cái lai với bò Hônsten Hà Lan đực tạo ra con lai F1 có khả năng chịu khí hậu nóng tốt và cho tỷ lệ sữa cao. Hay như cho vịt lai với ngan, vịt bầu lai với vịt cỏ,…

Hiện nay, nhờ các kỹ thuật như thụ tinh nhân tạo, trữ đông tinh trùng, kích nhiều trứng rụng cùng lúc,… mà việc lai tạo con kinh tế ở lợn và bò đơn giản hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

XEM THÊM:

Tạo ưu thế lai góp phần không nhỏ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng hiệu quả kinh tế. Mong rằng những chia sẻ trên đây của supperclean.vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ưu thế lai là gì nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *