Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng và các biện pháp tu từ phổ biến

Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong văn học, giúp truyền tải thông điệp đến người đọc dễ dàng, sinh động, dễ dàng và giàu cảm xúc hơn. Vậy thì hãy supperclean.vn khám phá chi tiết hơn về khái niệm, tác dụng cũng như các biện pháp tu từ qua bài viết này nhé!

Biện pháp tu từ là gì? Cho ví dụ

Biện pháp tu từ còn gọi là thủ pháp nghệ thuật. Đây là cách sử dụng ngôn ngữ (từ, câu văn) một cách đặc biệt, không giống thông thường trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm và gây ấn tượng với người đọc. 

Biện pháp tu từ thường được dùng nhiều trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng trong cuộc sống thường ngày nhằm mục đích khen, chê hoặc cà khịa, lên án một hành vi xấu, trái với luân thường đạo lý. 

Biện pháp tu từ trong tiếng Anh được viết là “Measures rhetoric”.

Một số biện pháp tu từ thường gặp
Một số biện pháp tu từ thường gặp

Để các bạn hiểu rõ hơn biện pháp tu từ nghĩa là gì, chúng ta cùng tham khảo ví dụ sau: 

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

=> Biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên là hoán dụ “bàn tay” – chỉ sức lao động của con người. Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn, trở ngại nhưng chỉ cần ta cố gắng, nỗ lực hết mình thì chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc, xã hội giàu đẹp và văn minh hơn. 

Tác dụng của biện pháp tu từ là gì?

Các biện pháp tu từ từ vựng có vai trò đặc biệt quan trọng trong các văn bản nghệ thuật hoặc giáo dục. Nhờ có chúng mà hình ảnh, sự vật, sự việc hiện lên một cách rõ ràng, sinh động và hấp dẫn hơn. Với mỗi biện pháp tu từ sẽ mang đến các tác dụng cụ thể khác nhau. Ví dụ như sau:

  • Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật sự vật, sự việc được đề cập đến.
  • Biện pháp nhân hóa giúp suy nghĩ, tình cảm của con người hiện lên chân thực, gần gũi và giàu cảm xúc hơn,… 

Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ còn giúp tác phẩm thu hút nhiều người đọc, người nghe. Những tâm tư, tình cảm, cảm xúc và thông điệp tác giả muốn gửi gắm cũng truyền tải dễ dàng hơn, khiến độc giả dễ nhớ hơn. 

Ngoài ra, các biện pháp tu từ còn góp phần không nhỏ thể hiện sự độc đáo, đa dạng về ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt. 

Tác dụng của biện pháp tu từ
Tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ có nghĩa là gì? – Các biện pháp phổ biến

Khái niệm biện pháp tu từ là gì đã được mình chia sẻ rất rõ ở trên. Vậy có tất cả bao nhiêu loại nào? Theo thống kê, số lượng các thủ pháp nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Ta có thể chia thành 2 nhóm sau đây:

Theo từ vựng

Biện pháp tu từ từ vựng là gì? Biện pháp tu từ từ vựng gồm có các loại sau: 

Thủ pháp so sánh 

  • Định nghĩa: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác dựa trên các nét tương đồng. 
  • Tác dụng: Tăng thêm sự lôi cuốn và hấp dẫn hơn cho cách diễn đạt. Đồng thời giúp hình ảnh miêu tả trở nên sinh động, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về hình ảnh được đề cập đến. 
  • Các kiểu so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. 
  • Dấu hiệu nhận biết: Thường xuất hiện các từ so sánh như không bằng, hơn, kém, khác, hơn, hơn là,… trong so sánh không ngang bằng hay các từ như giống như, tựa như, như, như là, là, bao nhiêu… bấy nhiêu…, …. trong so sánh ngang bằng. 

Ví dụ về so sánh:

  • Trời tối đen như mực. 
  • Lan hiền và dễ thương hơn Hồng. 
  • Chậm như ốc sên bò. 
Phép so sánh
Phép so sánh

Biện pháp nhân hóa

  • Định nghĩa: Nhân hóa là dùng các từ chỉ người để gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối. 
  • Tác dụng: Giúp cho sự vật hiện ra sinh động, gần gũi và có hồn hơn. 
  • Dấu hiệu nhận biết: Dùng các từ vốn để gọi người hoặc đặc tả hành động của con người để gọi vật. 

Ví dụ về biện pháp nhân hóa: 

  • Bác gà trống, chị ong Nâu, Sóc, chị Mây, bác Sấm,… 
  • Chú Sóc Nhỏ nghêu ngao hát.
  • Những bông hồng đang nhảy múa trước gió. 
  • Cún con buồn ủ rũ vì phải xa mẹ. 

XEM THÊM: Cách vẽ biểu đồ đường và một số thông tin liên quan| Bài tập môn Địa Lý

Biện pháp ẩn dụ

  • Định nghĩa: Ẩn dụ là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng.
  • Mục đích: Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho cách diễn đạt.
  • Các loại ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ về phép ẩn dụ:

  • Người Cha mái tóc bạc. => Ẩn dụ phẩm chất “Người Cha” chỉ Bác Hồ vì giữa Bác và cha có sự tương đồng về phẩm chất, tuổi tác. 
  • Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. => Hình ảnh ẩn dụ hình thức “thắp lên lửa hồng” chỉ những bông hoa râm bụt nở rực rỡ. 
  • Ánh nắng giòn tan. => Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, miêu tả ánh năng rất lớn có thể làm khô mọi sự vật. “Giòn tan” được cảm nhận bằng vị giác đã được tác giả chuyển đổi thành xúc giác. 
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. => Ẩn dụ cách thức, khéo léo khuyên chúng ta phải biết ơn, trân trọng những người lao động.

Phép hoán dụ

Hoán dụ là cách dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa trên những điểm gần gũi giữa chúng (mối quan hệ tương cận). 

Ví dụ về hoán dụ: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh => Hình ảnh hoán dụ: “Người đầu bạc” – chỉ người lớn tuổi, “người đầu xanh” – chỉ người trẻ. 

Các kiểu hoán dụ
Các kiểu hoán dụ

Các biện pháp tu từ từ vựng khác

  • Nói quá: Phóng đại quy mô, tính chất, đặc điểm của một sự vật, hiện tượng có thật trong thực tế. Ví dụ: Trời nắng như đổ lửa
  • Nói giảm nói tránh: Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để giảm bớt cảm giác nặng nề, đau buồn, tránh sự thô tục hoặc mất lịch sự. Ví dụ: Ông ấy đã ra đi vào một buổi chiều mùa thu. 
  • Điệp từ: Là cách nhắc đi nhắc lại một từ/ cụm từ nhằm mục đích nhấn mạnh, liên tưởng, gây ấn tượng hoặc tạo nhịp điệu. Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. 
  • Liệt kê: Là việc sắp xếp các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả rõ ràng, đầy đủ một khía cạnh hoặc tư tưởng nào đó. Ví dụ: Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả như cam, chanh, quýt, lê, mận, ổi,… 
  • Chơi chữ: Là cách lợi dụng các đặc điểm về nghĩa và âm của từ để tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm hoặc châm biếm, giúp cho câu văn trở nên thú vị, hấp dẫn và có tính giáo dục cao. 

Các biện pháp tu từ cú pháp

Đảo ngữ

  • Định nghĩa: Là việc thay đổi vị trí thông thường của một từ/cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi ngữ nghĩa của chúng. 
  • Tác dụng: Thể hiện dụng ý nghệ thuật, tạo ra sắc thái tu từ và thể hiện cảm xúc của người viết. 

Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú => Câu chính xác: Vài chú tiều lom khom dưới núi => Đảo và đưa động từ “lom khom” lên nhằm nhấn mạnh sự thưa thớt, đìu hiu và vắng vẻ.  

Điệp cấu trúc

  • Định nghĩa: Đây là biện pháp dùng sự trùng lặp về âm hưởng bằng cách lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (thanh bằng hoặc trắc) để tăng tính nhạc, tạo hình và tăng sự biểu cảm cho câu thơ. 
  • Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung và tạo sự cân đối nhịp nhàng cho văn bản. 

XEM THÊM: Sử thi là gì? Đặc điểm và cách phân loại sử thi phổ biến nhất

Chêm xen

  • Định nghĩa: Đây là biện pháp thêm thêm nội dung vào câu nói để bộc lộ cảm xúc hoặc bổ sung thông tin cần thiết.
  • Dấu hiệu nhận biết: Câu văn chêm thêm thường đứng trong dấu ngoặc đơn hoặc đứng sau dấu gạch nối. 
Ví dụ về phép chêm xen
Ví dụ về phép chêm xen

Câu hỏi tu từ

  • Định nghĩa: Đây là câu hỏi được đặt ra không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà tác giả muốn thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung họ truyền đạt.
  • Dấu hiệu nhận biết: Thường là câu khẳng định hoặc phủ định có dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Phép đối

  • Định nghĩa: Là việc sắp xếp các từ, cụm từ hoặc câu ở ở vị trí đối xứng để tạo hiệu quả nghệ thuật, làm nổi bật nội dung muốn truyền đạt. 
  • Dấu hiệu nhận biết: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau; các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại. 

Cách làm các bài tập về phép tu từ

Qua thông tin chia sẻ trên, có thể thấy rằng số lượng các biện pháp tu từ rất nhiều và khó phân biệt nếu như chúng ta không hiểu rõ biện pháp tu từ là biện pháp gì và bản chất của chúng. Dưới đây là 2 bước cơ bản làm dạng bài tập này:

Bước 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng

Các bạn cần phải nắm rõ đặc điểm, bản chất và dấu hiệu nhận biết để gọi tên biện pháp tu từ chính xác. 

Bước 2: Phân tích tác dụng nghệ thuật

Ta phân tích dựa trên 2 khía cạnh sau: 

  • Gợi hình: Khiến người đọc liên tưởng, hình dung đến hình ảnh gì
  • Gợi cảm: Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì

Ví dụ minh họa: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và cho biết hiệu quả: 

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Lời giải: 

Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa, thể hiện qua cụm từ ‘chùng chình”. “Chùng chình” có nghĩa là cố ý đi chậm lại, mang cảm xúc lưu luyến như đang nuối tiếc điều gì. 

Qua hình ảnh “sương chùng chình”, tác giả đang miêu tả cảnh vật khi trời vào thu, sương giăng khắp thôn xóm. Đồng thời thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ trong giây phút đất trời sang thu. 

Bài viết trên của supperclean.vn đã giải đáp câu hỏi các biện pháp tu từ là gì và một số kiến thức liên quan. Mong rằng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tập. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *