Giới hạn sinh thái là gì? Thành phần, ý nghĩa và ví dụ cụ thể

Mỗi một loài sinh vật khác nhau sẽ sở hữu những đặc tính sinh học khác nhau cũng như khoảng giới hạn sinh thái nhất định. Vậy bạn có biết giới hạn sinh thái là gì không? Giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào? Cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Giới hạn sinh thái là gì cho ví dụ

Theo như định nghĩa Sách giáo khoa Sinh học 9 thì: “Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết”. 

Có thể hiểu đơn giản tức là: Giới hạn sinh thái là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi một loài sinh vật đều có một khoảng giới hạn sinh thái khác nhau.

Giới hạn sinh thái - giới hạn chịu đựng của sinh vật
Giới hạn sinh thái – giới hạn chịu đựng của sinh vật

Ví dụ

  • Giới hạn sinh thái của con người: Theo như tính toán của các nhà khoa học thì con người chúng ta sẽ không thể thở nếu như không có bình dưỡng khí trên độ cao khoảng 7900m. Trong khi đó, nếu như chúng ta lặn xuống dưới đáy biển mà không có những thiết bị đặc biệt thì chúng ta sẽ bị thiếu oxy và chịu áp lực rất lớn của nước. Thông thường thì một người chỉ có thể lặn sâu xuống khoảng 18m. 
  • Giới hạn sinh thái của loài cá rô phi: Cá rô phi là loài cá nước ngọt, chúng thường được nuôi dưỡng ở ao hồ. Ở nước ta thì cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5,6⁰C cho đến 42⁰C. Ở đây 5,6⁰C được gọi là điểm giới hạn dưới của cá rô phi còn 42⁰C được gọi là điểm giới hạn trên của cá rô phi. Khoảng cực thuận hay nói cách khác là nhiệt độ thuận lợi cho cá rô phi thực hiện hoạt động sống của mình đó chính là khoảng nhiệt độ từ 20⁰C cho đến 35⁰C.
  • Loài xương rồng là loại cây phổ biến sống ở các vùng sa mạc. Chúng có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất là từ 0°C và cao nhất là 56°C. Như vậy thì giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc sẽ là 0°C cho đến 56°C.
  • Loài vi khuẩn suối nước nóng có thể sống ở nhiệt độ thấp nhất từ 0°C và cao nhất là 90°C. Như vậy thì giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng sẽ là 0°C cho đến 90°C. 
  • Cây mắm biển là loại cây sống phổ biến ở vùng rừng ngập mặn. Cây cao từ 15 – 20m và phát triển tốt trên các vùng bùn lầy ven biển. Môi trường có độ mặn từ 0,36g cho đến 0,5g sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cây sống và phát triển tốt. Như vậy thì giới hạn sinh thái của cây mắm biển sẽ là 0,36g cho đến 0,5g.
Giới hạn sinh thái của xương rồng là 0°C đến 56°C
Giới hạn sinh thái của xương rồng là 0°C đến 56°C

Thành phần chính của giới hạn sinh thái

Khoảng giá trị của giới hạn sinh thái bao gồm có 4 thành phần chính, đó là: Điểm giới hạn trên, điểm giới hạn dưới, khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Cụ thể từng thành phần của giới hạn sinh thái như sau:

Điểm giới hạn trên

Điểm giới hạn trên chính là điểm “max” mà khi vượt qua điểm đó sinh vật sẽ chết. Ví dụ: Cá rô phi có khoảng giới hạn nhiệt độ là từ 5,6⁰C cho đến 42⁰C. Như vậy, điểm giới hạn trên của cá rô phi là 42⁰C. Nếu như vượt qua nhiệt độ này thì cá rô phi sẽ chết.

XEM THÊM: Biến dị tổ hợp là gì Sinh 9 & 12? Nguyên nhân, ý nghĩa và bài tập

Khoảng cực thuận

Khoảng cực thuận chính là khoảng giá trị mà ở đó sinh vật có điều kiện phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của mình. Ví dụ: Khoảng cực thuận của cá rô phi đó là khoảng nhiệt độ từ 5,6⁰C cho đến 42⁰C. Đây chính là nhiệt độ mà cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Khoảng chống chịu

Khoảng chống chịu chính là khoảng mà ở đó các nhân tố sinh thái gây ra sự ức chế sinh học cho hoạt động sống thường ngày của sinh vật. 

Thành phần của giới hạn sinh thái
Thành phần của giới hạn sinh thái

Điểm giới hạn dưới

Điểm giới hạn dưới chính là điểm giá trị “min” mà khi sinh vật vượt qua điểm đó thì chúng sẽ chết. Ví dụ: Giới hạn sinh thái của cá rô phi là từ 5,6⁰C cho đến 42⁰C. Ta thấy nhiệt độ nhỏ nhất mà loài cá này có thể chịu được là 5,6⁰C. Như vậy, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn mức này thì cá rô phi sẽ yếu dần và chết đi.

Giới hạn sinh thái phụ thuộc vào yếu tố nào?

Các yếu tố trong hệ sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc là gián tiếp đến giới hạn sinh thái. Mỗi một loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định nên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự phát triển ổn định của các loài sinh vật cũng sẽ khác nhau.

Người ta đã chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm nhân tố, đó là:

  • Nhóm nhân tố vô sinh: Đây là các yếu tố của môi trường tự nhiên như nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm…
  • Nhóm nhân tố hữu cơ: Đây là các sinh vật sống xung quanh nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp như nấm, vi khuẩn, thực vật, động vật… Bên cạnh đó, con người cũng là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của các loài sinh vật. 
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn sinh thái

Có hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến giới hạn sinh thái đó chính là nhiệt độ và ánh sáng, cụ thể như sau:

Yếu tố ánh sáng

Dựa trên đặc tính hướng sáng của thực vật người ta chia thực vật thành 2 nhóm đó chính là nhóm thực vật ưa sáng và nhóm thực vật ưa bóng.

  • Đối với các thực vật ưa sáng thì chúng thường sống ở những nơi quang đãng hoặc tầng trên của các tán cây lớn trong rừng. Nhóm thực vật này có các đặc tính riêng biệt như phiến lá dày hơn, mô giậu cây phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh các tia nắng theo phương thẳng đứng.
  • Đối với nhóm thực vật ưa bóng lại thường sinh sống ở những nơi râm mát, sống dưới tán của các cây cao lớn. Nhóm thực vật này mang đặc tính như có phiến lá mỏng, mô giậu ít hoặc bị tiêu biến, phiến lá nằm ngang đế nhận được nhiều ánh nắng tán xạ hơn.​

XEM THÊM: “Rụng dâu” là gì? Những lưu ý trong ngày “rụng dâu” của con gái

Yếu tố nhiệt độ

Dựa trên sự thích nghi về nhiệt độ của các loài sinh vật người ta chia các loài động vật ra thành hai đặc tính về kích thước cơ thể và kích thước thước của các bộ phận.

  • Nhóm động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có đặc điểm là kích thước của nó lớn hơn kích thước của các động vật cùng loài sinh sống ở vùng nhiệt đới. Lớp mỡ dưới da ở động vật vùng ôn đới, hàn đới sẽ dày hơn so với động vật vùng nhiệt đới.
  • Nhóm động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, chi và đuôi bé hơn so với các động vật sống ở vùng nhiệt đới. 

Ý nghĩa của giới hạn sinh thái là gì?

Giới hạn sinh thái giúp chúng ta hiểu được đặc tính của các sinh vật
Giới hạn sinh thái giúp chúng ta hiểu được đặc tính của các sinh vật
  • Giới hạn sinh thái có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân bố của các loài sinh vật trên trái đất. Thông qua giới hạn sinh thái mà con người có thể hiểu được đặc tính của các cá thể và của loài. Từ đó ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi trong nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.
  • Giới hạn sinh thái cho chúng ta biết sự tác động của các nhân tố sinh thái đến các loài sinh vật nằm trong một khoảng giá trị nhất định. Khi vượt qua điểm giới hạn trên hoặc điểm giới hạn dưới thì sinh vật sẽ yếu dần và chết.
  • Giới hạn sinh thái của loài có tính ổn định, khi sinh vật sống trong khoảng nào sẽ phải thích nghi với điều kiện ở khoảng giá trị đấy. Điều đó có nghĩa là sinh vật sẽ phải tiến hoá nếu không sẽ bị tự nhiên đào thải. 
  • Ngoài ra giới hạn sinh thái còn được ứng dụng trong việc chăm sóc và bảo tồn các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến giới hạn sinh thái là gì? Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay và hữu ích, phục vụ tốt trong học tập và trong cuộc sống. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *