Ý nghĩa câu nói có mới nới cũ là gì? Bàn học rút ra từ câu thành ngữ

Có mới nới cũ là gì? Đây là một câu thành ngữ thâm thúy của cha ông ta để phê phán những con người sống bạc bẽo, dễ thay lòng đổi dạ. Mới hôm qua chúng ta còn thân thiết, đòi sống chết cùng nhau nhưng hôm sau đã trở mặt như hai người xa lạ. Vậy thì hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu sâu xa hơn về ý nghĩa câu nói này trong bài viết dưới đây nhé!

Có mới nới cũ là gì?

Có mới nới cũ là câu thành ngữ ám chỉ hành động vứt bỏ, quên đi những đồ vật cũ sau khi có cái mới thay thế của con người. Ví dụ, khi có chiếc điện mới, chúng ta thường vứt bỏ hoặc bán lại chiếc điện thoại cũ đã từng gắn bó với mình trong khoảng thời gian dài. 

Hiểu rộng hơn, có mới nới cũ là một câu mỉa mai, phê phán những con người sống phụ bạc, thiếu tính nghĩa, nhanh chóng thay lòng đổi dạ. Thấy cái mới, thấy cái hay hoặc cái lợi trước mắt liền nhanh chóng quên đi những thứ đã từng gắn bó với mình, thậm chí là khiến mình trở nên tốt đẹp như ngày hôm nay. 

Có mới nới cũ trong tiếng Anh được viết là “New one in, old one out”. Trong tiếng Trung được viết là “喜新厌旧” (/xǐ xīn yàn jiù /”; dịch nghĩa là “có trăng quên đèn”. 

Có mới nới cũ phê phán những người sống bạc bẽo, dễ thay lòng
Có mới nới cũ phê phán những người sống bạc bẽo, dễ thay lòng

Nguyên nhân khiến con người có mới nới cũ là gì?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ ý nghĩa câu nói có mới nới cũ là gì rồi phải không? Vậy vì sao chúng ta thường có xu hướng lãng quên cái cũ ngay khi có cái mới xuất hiện?

Do những thứ “mới” thường dễ thu hút

Những thứ mới mẻ, xinh đẹp, và hào nhoáng luôn có sức hút rất lớn. Khi còn bé, chúng ta được ba mẹ mua cho một món đồ chơi thì rất phấn khích và luôn cố gắng giữ gìn nó thật tốt. Bỗng một ngày món đồ chơi đó hư hỏng hoặc bị mất thì chúng ta sẽ la khóc rất dữ dội. Nhưng ngay khi có món đồ chơi khác thay thế thì ta sẽ vui vẻ ngay thôi.

Hay như khi gặp được một chàng trai tốt bụng hay một cô gái xinh đẹp với lời nói ngon ngọt khiến ta say mê rồi quyết định chia tay người yêu hiện tại. Thấy món ngon ngoài đường rồi lại chê chán cơm nhà. Thấy món đồ mới sử dụng tốt hơn lại đi chê bai món đồ cũ mình đã từng dùng.

Con người luôn bị hấp dẫn bởi những cái mới và sự hào nhoáng
Con người luôn bị hấp dẫn bởi những cái mới và sự hào nhoáng

Do bản chất con người

Cuộc sống có vô vàn những bộn bề, tấp nập. Con người phải đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền trở nên ích kỷ hơn, dễ thay lòng đổi dạ. Ai cũng mong muốn mình được hưởng những điều tốt đẹp nên thấy cái lợi trước mắt là sẵn sàng vứt bỏ cái lợi cũ. 

Nhưng suy cho cùng vẫn là do khả năng kiểm soát của mỗi người. Nếu ta biết cách kiểm soát bản thân trước cám dỗ thì chắc chắn sẽ không có chuyện có mới nới cũ xảy ra. 

Một món đồ cũ có thể vứt bỏ và thay thế bằng cái mới nhưng tình yêu thì không thể. Một cặp vợ chồng yêu nhau cả chục nhau, về chung một nhà, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái bỗng chốc ly hôn vì sự xuất hiện của “người mới”. Đây là một điều đáng buồn nhưng lại rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. 

XEM THÊM: Cám dỗ là gì? Những biện pháp để thoát khỏi sự cám dỗ

Do không kiểm soát bản thân được trước cám dỗ
Do không kiểm soát bản thân được trước cám dỗ

Những bài học rút ra từ câu nói có mới nới cũ là gì?

Đừng vì “có mới nới cũ” quên đi nghĩa tình

Cuộc sống biến đổi không ngừng nên chúng ta cũng cần thay đổi để thích nghi với cuộc sống. Nhưng sự thay đổi này cần phải có sự linh hoạt và phù hợp. 

Có thể ở thời điểm này, bạn thấy nó rất mới mẻ và thú vị nhưng theo thời gian cũng sẽ trở nên cũ kỹ. Một người đàn ông say mê cô gái mà chê vợ xấu, da nhăn nheo mà đòi bỏ vợ. Nhưng xin thưa rằng cô ta cũng sẽ như vậy theo thời gian mà thôi! 

Vậy nên đừng vì mới nới cũ mà quên đi tình nghĩa bao năm. Hãy trân trọng hiện tại, trân trọng những thứ trong tầm tay vì không biết trước được chúng sẽ biến mất lúc nào. Đừng để bản thân phải hối hận khi mất đi rồi mới cảm thấy tiếc nuối. 

Những “thứ cũ” là để hoài niệm

Những thứ cũ xưa không hẳn là để bỏ đi mà là để hoài niệm, nhớ về những kỉ niệm xưa
Những thứ cũ xưa không hẳn là để bỏ đi mà là để hoài niệm, nhớ về những kỉ niệm xưa

Trong cuộc sống, có những thứ cũ chúng ta cần phải bỏ đi, thay đổi để tốt hơn. Nhưng cũng có những cái cũ xưa trở thành kỉ niệm quý báu khiến người ta khao khát được trở lại quá khứ. Hai ông bà sống với nhau đến đầu bạc răng long, rồi đến một ngày cụ ông rời đi trước. Cụ bà vẫn thường mang những kỷ vậy của ông ra ngắm và luôn nâng niu. Hay có những món đồ cổ, đã rất cũ nhưng lại có giá trị rất cao, thậm chí là cao gấp rất nhiều lần so với món đồ mới.  Bởi vậy, “cũ” nhưng chưa chắc là cần bỏ đi. Đôi khi món đồ ấy không còn hữu ích nhưng chúng lưu giữ biết bao nhiêu kỉ niệm.

XEM THÊM: 

Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa câu nói có mới nới cũ là gì, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúng ta hãy sống chậm một chút để trân trọng hiện tại, thi thoảng hoài niệm về quá khứ và có phấn đấu hết mình cho tương lai. Có như vậy thì mới không phải hối hận về sự thay đổi của bản thân!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *