Hạch toán là gì? Tìm hiểu chi tiết về hạch toán kế toán

Hạch toán – một trong những khái niệm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ khái niệm hạch toán là gì? Hạch toán kế toán là gì? Hay có những loại hạch toán nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về khái niệm này nhé!

Hạch toán nghĩa là gì? 

Hạch toán là hệ thống bao gồm 4 quá trình đó là: giám sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế được kiểm soát một cách chặt chẽ.

  • Quan sát: Hoạt động này được thực hiện với mục đích là định hướng, phản ánh sự tồn tại của đối tượng cần thu thập.
  • Đo lường: Mục đích của hoạt động này là để đo lường các chi phí trong sản xuất hay của cải vật chất đã sản xuất ra bằng các đơn vị đo thích hợp.
  • Hạch toán: Các phép toán sẽ được sử dụng trong hoạt động này nhằm nhận biết mức độ thực hiện cũng như hiệu quả của quá trình kinh tế.
  • Ghi chép: Mục đích chính của hoạt động này là để thu thập, xử lý và ghi chép lại tình hình cũng như là kết quả của các hoạt động kinh tế. Dựa vào đó để có thể đưa ra các quyết định thích hợp.
Hạch toán bao gồm giám sát, đo lường, tính toán và ghi chép
Hạch toán bao gồm giám sát, đo lường, tính toán và ghi chép

Các loại hạch toán là gì?

Hạch toán nghiệp vụ

  • Hạch toán nghiệp vụ chính là quan sát, theo dõi, phản ánh và kiểm tra trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể. Từ đó có thể chỉ đạo thường xuyên và đáp ứng kịp thời các nghiệp vụ.
  • Đối tượng ở đây là những nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật sản xuất như: tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp, sản xuất và tiêu thụ; tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất hay những nghiệp vụ về kinh doanh.
  • Đặc điểm của loại hạch toán này là không chuyên dùng cho bất kỳ loại thước đo nào. Nó chỉ căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ cũng như yêu cầu quản lý để sử dụng 1 trong 3 loại thước đo thích hợp.
  • Hạch toán nghiệp vụ sử dụng các phương tiện thu nhập cũng như truyền tin đơn giản qua điện thoại, điện báo hay truyền miệng. Đối tượng rất chung chung còn phương pháp cũng rất đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa thành môn khoa học độc lập được.
Hạch toán nghiệp vụ
Hạch toán nghiệp vụ

Hạch toán thống kê

  • Hạch toán thống kê là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về “lượng” trong mối liên hệ với “chất” của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn ở điều kiện thời gian cũng như địa điểm. Từ đó có thể rút ra được bản chất cũng như tính quy luật trong quá trình phát triển của các hiện tượng đó.
  • Đối tượng của hạch toán thống kê ở đây đa phần là: tình hình tăng năng suất lao động, thu nhập lao động, giá trị tổng sản lượng, tình tình giá cả hay tình hình phát triển dân số…
  • Thông tin ở đây mang tính hệ thống và không có tính chất thường xuyên, liên tục.
  • Hạch toán thống kê thường sử dụng các phương pháp: tra thống kê, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và chỉ số. Đặc biệt, nó có thể sử dụng tất cả các loại thước đo.

XEM THÊM: Chân lý là gì? Tính chất, vai trò của chân lý

Hạch toán thống kê
Hạch toán thống kê

Hạch toán kế toán

  • Hạch toán kế toán là môn khoa học thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và sự vận động của tài sản trong các đơn vị, tổ chức; góp phần kiểm tra tài sản các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Theo điều 4 của Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
  • Loại hạch toán này phản ánh và theo dõi một cách liên tục, toàn diện và hệ thống về tình hình hiện tại cũng như sự vận động của các loại tài sản; nguồn hình thành tài sản trong các tổ chức và các đơn vị.
  • Sử dụng cả 3 loại thước đo nhưng thước đo tiền tệ là chủ yếu. Tức là mọi nghiệp vụ kinh tế đều sẽ được ghi chép theo giá trị và được biểu hiện bằng tiền. Từ đó giúp cung cấp các số liệu, dữ liệu tổng hợp để phục vụ cho việc theo dõi kế hoạch kinh tế tài chính.
  • Sử dụng các phương pháp riêng như: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp và cân đối. Riêng chứng từ kế toán thì bắt buộc cần có ở các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Số liệu do kế toán phản ánh bảo đảm tính chính xác và phải có cơ sở pháp lý vững chắc.
Hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán

Bật mí chi tiết về hạch toán kế toán

Các thước đo trong hạch toán kế toán là gì?

  • Thước đo hiện vật

Sử dụng các phương thức cân, đo, đong, đếm để giám sát tình hình tài sản, tình hình thực hiện các chỉ tiêu về mặt số lượng như: số lượng sản phẩm sản xuất được, số lượng vật tư dự trữ, số lượng vật liệu tiêu hao…

Đơn vị của thước đo này còn tùy thuộc vào đặc tính tự nhiên của các đối tượng được tính toán. Ví dụ: để đo trọng lượng thì chúng ta sử dụng các đơn vị như : tấn, tạ, kg…; hay đo độ dài thì sử dụng các đơn vị như: m, dm…

  • Thước đo lao động

Xác định lượng thời gian lao động hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh hay trong công tác nào đó. Người ta có thể sử dụng các thước đo lao động như: ngày công, giờ công…

Thước đo lao động giúp xác định năng suất lao động của công nhân; là cơ sở để xác định tiền công cũng như phân phối thu nhập cho người lao động.

  • Thước đo giá trị

Sử dụng tiền để làm đơn vị tính thống nhất nhằm phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, các loại vật tư, tài sản… 

Thước đo này cho phép tính được các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư và tài sản khác nhau; tổng hợp được các loại chi phí khác nhau trong một quá trình sản xuất như: chỉ tiêu tổng giá trị tài sản, tổng chi phí sản xuất, tổng giá thành sản phẩm… 

Thước đo giá trị giúp so sánh được các chỉ tiêu kinh tế tương ứng để xác định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó có thể thực hiện giám sát bằng tiền đối với tất cả các hoạt động kinh tế của đơn vị.

XEM THÊM: Yep là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng của “yep” trong cuộc sống

Những thước đo hạch toán kế toán
Những thước đo hạch toán kế toán

Phân loại hạch toán kế toán như thế nào?

Hạch toán kế toán được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:

  • Mức độ và tính chất thông tin

Hạch toán kế toán khi phân loại theo mức độ và tính chất thông tin thì được chia thành 2 loại như sau:

– Kế toán tổng hợp: Các thông tin sẽ được ghi chép và cung cấp ở dạng tổng quát dựa trên những chỉ tiêu đã tổng hợp bằng thước đo tiền tệ.

– Kế toán chi tiết: Các thông tin ở dạng kế toán này sẽ được tổng hợp ở dạng chi tiết và cụ thể về một chỉ tiêu nào đó và do kế toán tổng hợp thực hiện. Thước đo của hình thức kế toán này chính là tiền tệ, hiện vật hoặc là lao động.

  • Cách thức thông tin được thu thập

Dựa vào thông tin thu thập thì hạch toán kế toán được chia thành 2 dạng chính bao gồm:

– Kế toán đơn: Ở dạng kế toán này thì các thông tin được thu thập một cách độc lập và riêng biệt về nghiệp vụ kinh tế tài chính.

– Kế toán kép: Các thông tin sẽ được thu thập đúng nội dung và sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán về các nghiệp cụ kế toán tài chính.

Phân loại hạch toán theo các tiêu chí
Phân loại hạch toán theo các tiêu chí
  • Phạm vi thông tin kế toán được cung cấp

Khi phân chia hạch toán kế toán theo phạm vi thông tin cung cấp thì có thể chia kế toán thành hai dạng chính: 

– Kế toán quản trị: Đối tượng sử dụng các thông tin kế toán được cung cấp là các nhà quản trị doanh nghiệp. Dựa vào đây, họ quản lý và nghiên cứu đề đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh. Tiền tệ, hiện vật, lao động chính là các thước đo thường được sử dụng trong kế toán quản trị.

– Kế toán tài chính: Khác với kế toán quản trị, đối tượng sử dụng thông tin kế toán cung cấp là các đơn vị bên ngoài của doanh nghiệp. Thông thường thì tiền tệ được dùng làm thước đo cho loại hình kế toán này. 

  • Mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán

Dựa vào mục đích và đặc điểm của đơn vị kế toán thì có thể chia hạch toán kế toán thành 2 dạng chính như sau:

– Kế toán công: Hoạt động chủ yếu tại các tổ chức phi lợi nhuận.

– Kế toán doanh nghiệp: Đây là loại hình hạch toán phổ biến tại các doanh nghiệp thương mại hiện nay. 

XEM THÊM: Tài phiệt là gì? Bật mí chi tiết về tài phiệt Hàn Quốc

Ý nghĩa của hạch toán kế toán là gì?

Hạch toán giúp nhà quản lý lập ra các dự án, mục tiêu phát triển
Hạch toán giúp nhà quản lý lập ra các dự án, mục tiêu phát triển

Hạch toán kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, các nhà quản lý có thể dựa vào thông tin kế toán để lập ra các kế hoạch, dự án phát triển doanh nghiệp cũng như là kiểm soát mục tiêu của dự án. 

Đối với các nhà đầu tư thì các thông tin kế toán sẽ cung cấp góc nhìn hiệu quả về tình hình kinh doanh cũng như là khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đó. Từ đó giúp cho họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh một cách đúng đắn. 

Hạch toán kế toán trong các cơ quan Nhà nước sẽ cho phép cơ quan Nhà nước kiểm soát và theo dõi tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đây là nền tảng quan trọng để đưa ra các chính sách đầu tư, thuế sao cho phù hợp nhất.

Như vậy bạn đã biết được hạch toán là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy được thêm những kiến thức hay và bổ ích! Để biết thêm những thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *