Hỗn số là gì? Cách thực hiện phép tính với hỗn số và bài tập minh họa

Bên cạnh số chính phương, …. thì hỗn số cũng là nội dung quan trọng trong chương trình Toán lớp 5. Vậy hỗn số là gì? Làm sao để thực hiện phép tính với hỗn số? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức liên quan đến hỗn số, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Hỗn số là gì?

Hỗn số là một dạng đặc biệt của phân số và có giá trị luôn lớn hơn 1. Hỗn số có cấu tạo 2 phần, đó là:

  • Phần số nguyên: Đứng trước phân số, có giá trị lớn hơn hoặc bằng 1.
  • Phần phân số: Đứng sau số nguyên và phân số trong hỗn số luôn nhỏ hơn 1. 

Ví dụ: Bạn có 1 chiếc bánh và ½ chiếc bánh; tức là bạn có 1.5 chiếc bánh. Nhưng khi biểu diễn dưới dạng hỗn số sẽ là 1 ½.

Khi đọc hỗn số, ta sẽ đọc phần số nguyên trước rồi đọc đến phần phân số sau. Ví dụ: Hỗn số 3 ⅘ được đọc là “ba bốn phần năm”. 

Định nghĩa về hỗn số là gì
Định nghĩa về hỗn số là gì

Cách chuyển hỗn số sang phân số và ngược lại

Trong khái niệm hỗn số là gì lớp 5, mình đã nói hỗn số là một dạng đặc biệt của phân số. Vì vậy, ta có thể dễ dàng chuyển đổi một hỗn số sang phân số và ngược lại. Cụ thể như sau: 

Cách đổi hỗn số thành phân số

  • Bước 1: Lấy phần số nguyên nhân với mẫu số của phân số rồi lấy kết quả cộng với phần tử số của phân số. 
  • Bước 2: Phân số mới sẽ có phần tử số là kết quả tính được ở bước 1 và giữ nguyên mẫu số của phân số trong hỗn số. 
Ví dụ về chuyển hỗn số thành phân số 
Ví dụ về chuyển hỗn số thành phân số

Cách đổi phân số thành hỗn số

Điều kiện để biến phân số thành hỗn số là phần tử sổ phải lớn mẫu số. Nếu không thì không thể đổi phân số thành hỗn số được. Các bước làm cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Kiểm tra xem tử số có lớn hơn so với mẫu số không. Nếu có thì tiếp tục chuyển sang bước 2.
  • Bước 2: Lấy phần tử số của phân số chia cho mẫu số. 
  • Bước 3: Phần nguyên của phép chia ở bước 2 là phần số nguyên của hỗn số. Phần dư của phép chia là phần tử số của phân số trong hỗn số. Còn phần mẫu hỗn số thì ta giữ nguyên từ phân số ban đầu. 

Ví dụ: Chuyển phân số 19/5 thành hỗn số. Vì tử số (19) lớn hơn mẫu số (5) nên ta có thể chuyển nó thành hỗn số. Cụ thể như sau: 

19 : 5 = 3 dư 4. 

Như vậy, ta thu được các thành phần cấu tạo hỗn số như sau: 

  • Số nguyên: 3
  • Phần phân số: 4/5

=> 19/5 khi chuyển thành hỗn số sẽ là 3 ⅘ . 

Chuyển hỗn số thành số thập phân

Nếu bạn muốn chuyển hỗn số thành số thập phân thì có thể áp dụng 2 cách sau đây: 

  • Cách 1: Chuyển hỗn số thành phần số. Sau đó, lấy tử số của phân số mới tạo chia cho mẫu số sẽ thu được số thập phân. 
  • Cách 2: Lấy tử số của phân số trong hỗn số chia cho mẫu số. Sau đó, lấy kết quả vừa tính được cộng với phần số nguyên của hỗn số, ta sẽ được một số thập phân mới. 

Ví dụ: 

3 ⅕ = 16/5 = 3.2

3 ⅕ = 3 + 0.2 = 3.2

Cách thực hiện phép tính với hỗn số là gì?

Tương tự như phân số, ta cũng có thể thực hiện các phép tính cộng/ trừ, nhân/ chia với hỗn số. Cụ thể như sau: 

Cách cộng/ trừ hỗn số

  • Cách 1: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính cộng/ trừ như bình thường.
  • Cách 2: Thực hiện phép cộng/ trừ phần số nguyên của các hỗn số với nhau; cộng/ trừ phần phân số của các hỗn số là được. (Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng với các hỗn số không âm). 
Ví dụ về thực hiện phép cộng/ trừ hai hỗn số
Ví dụ về thực hiện phép cộng/ trừ hai hỗn số

Cách nhân/ chia hỗn số

Để thực hiện phép nhân hoặc chia các hỗn số, bạn hãy đổi chúng về dạng phân số. Sau đó, thực hiện phép nhân hoặc chia các phân số như bình thường là được. 

Ví dụ về cách thực hiện phép nhân/ chia hỗn số 
Ví dụ về cách thực hiện phép nhân/ chia hỗn số

Hỗn số là gì? – Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Chuyển phân số về hỗn số và ngược lại

Ví dụ minh họa về dạng bài tập chuyển hỗn số thành phân số
Ví dụ minh họa về dạng bài tập chuyển hỗn số thành phân số

Dạng 2: Thực hiện phép tính giữa hai hỗn số

Ví dụ minh họa về dạng bài tập thực hiện phép tính giữa hai hỗn số 
Ví dụ minh họa về dạng bài tập thực hiện phép tính giữa hai hỗn số

Dạng 3: Tính giá trị biểu thức

Phương pháp: Tiến hành đổi hỗn số thành phân số hoặc số thập phân rồi thực hiện lần lượt theo quy tắc: Nhân/ chia trước – Cộng/ trừ sau và tính trong ngoặc trước – ngoài ngoặc sau. 

Ví dụ minh họa 
Ví dụ minh họa

Dạng 4: So sánh 2 hỗn số

  • Cách 1: Chuyển hỗn số thành phân số rồi so sánh 2 phân số với nhau.
  • Cách 2: Tiến hành so sánh phần số nguyên và phần phân số của 2 hỗn số. Hỗn số có phần nguyên bé hơn thì hỗn số đó bé hơn. 

Nếu hai hỗn số bằng nhau thì ta so sánh phần phân số. Hỗn số nào có phần phân số lớn hơn thì hỗn số đó chắc chắn sẽ lớn hơn.

Ví dụ minh họa về dạng bài tập so sánh hai hỗn số
Ví dụ minh họa về dạng bài tập so sánh hai hỗn số

XEM THÊM:

Trên đây là bài viết chia sẻ định nghĩa hỗn số là gì lớp 6 và các dạng bài tập thường gặp. Supperclean.vn chúc các bạn luôn học tốt và đạt điểm số cao trong các kỳ thi!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *