Tia cực tím là gì? Nó ảnh hưởng như nào đến chúng ta?

Chúng ta vẫn thường nghe về tia cực tím; và chắc ai cũng biết loại tia này có ở trong ánh sáng mặt trời. Nhưng thực chất tia cực tím là gì mà các nhà quảng cáo vẫn khuyến cáo chúng ta cần tránh xa chúng? Mọi thông tin chi tiết chúng tôi xin phép được chia sẻ ở bài viết ngay phần dưới đây.

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím là gì? Tia cực tím hay tia UV (Ultraviolet) tím cũng giống như sóng TV,  bức xạ hồng ngoại, tia X…  là một loại bức xạ điện từ. Nó có nguồn gốc từ ánh sáng của mặt trời, bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy chúng.

Tia cực tím có bước sóng trong dải 10 nm-380 nm, tương đương tần số 8E14 Hz-3E16 Hz. Dựa vào tác dụng sinh lý, nó được chia thành 3 loại:

  • Tia UVA (UV gần): (400 nm-315 nm; 3.1-3.94eV) .
  • Tia UVB (UV trung bình): (280 nm-315 nm; 3.94-4.43eV)
  • Tia UVC (UV xa): (180 nm-280nm; 4.43-12.4eV)

Tia cực tím là gì
Tia UV có nguồn gốc từ ánh sáng của mặt trời

Các bức xạ có bước sóng từ 10nm-180nm được coi là UV chân không hoặc tia UV đặc biệt. Những bước sóng này bị chặn lại bởi bầu khí quyển, chúng chỉ hoạt động lan truyền trong chân không.

Bài viết tham khảo:

Nóng lên toàn cầu-lời cảnh tỉnh của thiên nhiên

Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Ứng dụng cảm ứng từ

Tia cực tím có từ đâu?

Chúng ta đều phải chịu tác động của dia cực tím dưới ánh mặt trời. Thực tế, trong ánh sáng của mặt trời chúng chỉ có 10%. 1/3 số lượng của chúng sẽ thông qua bầu khí quyển và chiếu xuống mặt đất. 95% tia UVA và 5%UVB có tác động đến Trái Đất. Tia UVC có bước sóng ngắn, bị tầng ozone bảo vệ hấp thụ nên không thể tác động đến Trái Đất.

Ngoài ra con người cũng thể có thể tạo ra được tia cực tím. Nguồn sáng này được áp dụng trong các lĩnh vực y tế, máy phát tia laser…

Ứng dụng của tia cực tím

  • Bóng đèn tia cực tím diệt khuẩn: Đây là dạng đèn mà ánh sáng của nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là phần điện từ giữa tia X và ánh sáng quang phổ. Loại bóng đèn này có phạm vi bước sóng từ 200-300 nanomet. Phạm vi bước sóng này có thể diệt khuẩn, virus… nó có thể làm sạch nước và không khí hiệu quả. Đèn được thiết kế thân thiện với môi trường, không cần sử dụng hóa chất mà chất lượng mang lại hiệu quả.
  • Trong thiên văn học: nó có ứng dụng quan trọng trong việc quan sát các ngôi sao có kích thước lớn.Theo nghiên cứu thì các ngôi sao có kích thước lớn sẽ phát sáng trong phạm vi vùng bước sóng của tia cực tím.
  • Trong y tế: sử dụng tia cực tím dùng để điều trị một số bệnh về da như là: eczema, bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến…
  • Trong quá trình Ion hóa: với năng lượng của mình, tia cực tím có khả năng phá vỡ các liên kết hóa học. Các photon UV do đó có nhiều năng lượng hơn, nên gây ra quá trình ion hóa. 

tia-cuc-tim
Tia cực tím có khả năng diệt khuẩn

Tác hại của tia cực tím

Mặc dù tia cực tím có thể giúp con người điều trị 1 số bệnh và tiêu diệt được virus, nhưng trên thực tế nó vẫn gây hại cho con người. Một số tác hại của nó có thể kể đến như:

  • U.ng thư da:  phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là yếu tố hàng đầu dẫn loại bệnh nguy hiểm này. Dù mức độ gây tử vong không cao, xong bệnh có thể lây lan khắp cơ thể làm biến dạng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Gây lão hóa da sớm: tiếp xúc ánh mặt trời nhiều sẽ gây lão hóa da sớm. Bề mặt da sẽ bị nhăn nheo, hình thành các vết nám, tàn nhang… Lão hóa da là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tác động của tia cực tím làm cho 90% con người bị lão hóa sớm.
  • Gây nên đục thủy tinh thể, làm tổn thương đến mắt: đục thủy tinh thể là một dạng bệnh về mắt, nếu không sớm điều trị có thể gây mù lòa. Nó cũng có thể gây ra các bệnh như mộng thịt (pterygium), thoái hóa điểm vàng. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch: các tia sáng có thể làm giảm, ngăn chặn của các hoạt động miễn dịch có lợi. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng để bảo vệ tự nhiên của da.

tia-cuc-tim
Tia cực tím gây hại cho da

Để phòng tránh các bệnh trên chúng ta nên hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời.  Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ như: đeo kính dâm, dùng áo chống nắng, cung cấp đủ nước cho cơ thể. 

Tia cực tím gây hại khi ở mức độ nào?

Mức độ gây hại của tia cực tím được tính theo mức từ 1 đến 11+:

  • Từ 0 đến 2,9: ở mức này bức xạ mặt trời rất thấp. Chúng ta sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi tác hại của nó. Mọi người có thể hoạt động ngoài trời trong vòng 1 tiếng trong khoảng thời gian từ 10h-16h.
  • Từ 3 đến 5,9: mức bức xạ mặt trời ở mức trung bình. Các vấn đề về da vẫn trong mức an toàn.
  • Từ 6 đến 7,9: mức bức xạ mặt trời ở mức khá cao. Chúng ta cần cẩn thận khi ra đường. 
  • Từ 8 đến 10,9: dây là mức rất cao. Nếu không cẩn thận chúng ta có thể bị cháy nắng rất cao.
  • Trên 11: mức độ nguy hiểm đáng báo động. Vào thời điểm này nếu không có việc gì cần thiết chúng ta nên tránh không ra ngoài và tiếp xúc với ánh mặt trời.

tia-uv-gay-hai-cho-mat
Tia UV có thể gây đục thủy tinh thể

Bài viết tham khảo: [Báo động] ô nhiễm môi trường sống của sinh vật và con người

Dù có nhiều tác dụng tốt, xong tia cực tím vẫn rất nguy hiểm và gây hại cho chúng ta. Chính vì thể sau khi đọc xong bài viết này Supper Clean mong bạn đọc hãy tự bảo vệ tốt nhất cho bản thân mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *