Unit test là gì? Lợi ích của việc áp dụng Unit test trong IT

Unit test là từ rất quen thuộc đối với những người am hiểu về lĩnh vực IT. Tuy nhiên, rất nhiều người ở lĩnh vực khác không biết Unit test là gì? Nếu các bạn cũng chưa biết thì hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về Unit test để các bạn có thể hiểu rõ nhất.

Unit test là gì?

Unit Testing là một loại kiểm thử phần mềm nhằm kiểm tra từng đơn vị hoặc chức năng. Đây là hoạt động chỉ được thực hiện trong quá trình phát triển phần mềm bởi dev hoặc QA. Mục tiêu chính của việc kiểm thử đơn vị là cô lập mã code đã viết để kiểm tra và xác định xem nó có hoạt động được như dự định không.

Tìm hiểu thông tin về unit test case là gì?
Tìm hiểu thông tin về unit test case là gì?

Unit Testing là một bước rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Bởi nếu được thực hiện đúng cách sẽ giúp phát hiện sớm các lỗi trong mã để khắc phục ngay tránh để sang giai đoạn kiểm thử sau sẽ khó hơn.

Phương pháp kiểm thử này cũng chính là cấp độ đầu tiên của việc kiểm thử phần mềm. Các bài Unit Testing thường sẽ được tách biệt để đảm bảo cho một đơn vị Unit không dựa vào bất kỳ một mã hoặc chức năng bên ngoài nào. Việc kiểm thử có thể sẽ được thực hiện thủ công nhưng thường hay được tự động hóa.

Unit test tốt có đặc điểm gì?

Một Unit test tốt sẽ có những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Chạy nhanh.
  • Chạy độc lập giữa các test case và không phụ thuộc vào thứ tự kiểm thử.
  • Sử dụng data dễ đọc và dễ hiểu.
  • Sử dụng các dữ liệu thực tế có thể.
  • Test case đơn giản, dễ đọc và dễ bảo trì.
  • Phản ánh đúng hoạt động của một module.

XEM THÊM: Định dạng văn bản là gì? Các kiểu định dạng văn bản phổ biến

Lợi ích của việc áp dụng Unit test trong IT

Sau khi hiểu rõ về “Unit test là gì?” ở bên trên, phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích của Unit test trong lĩnh vực IT. Hãy theo dõi các thông tin dưới đây để biết rõ đó là những lợi ích gì nhé!

Unit test c# là gì? Lợi ích của Unit test trong lĩnh vực IT
Unit test c# là gì? Lợi ích của Unit test trong lĩnh vực IT
  • Giúp tăng sự tin tưởng cho mã nguồn được thay đổi hoặc bảo trì. Bởi lẽ, nếu lập trình viên viết Unit test tốt thì mỗi lần có sự thay đổi gì bên trong mã nguồn sẽ có thể bắt được những lỗi chính xác.
  • Giúp kiểm thử từng phần riêng rẽ của dự án mà không cần phải đợi cho các phần khác hoàn thành.
  • Do thực hiện test ở trên từng đơn vị nhỏ của các module riêng rẽ nên khi phát hiện ra lỗi cũng dễ dàng khoanh vùng và sửa chữa.
  • Các bạn có thể tái sử dụng lại mã nguồn.
  • Chi phí cho việc sửa chữa các lỗi trong giai đoạn unit test sẽ ít hơn so với các giai đoạn sau.
  • Mã nguồn sẽ đáng tin cậy hơn nếu lập trình viên viết tốt unit test.

XEM THÊM: SPEC là gì? Tìm hiểu bảng SPEC trong xây dựng và IT là gì?

Những điều cần lưu ý khi viết Unit test là gì

Unit test rất quan trọng và được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển phần mềm. Để đảm bảo viết được một unit test tốt, lập trình viên cần phải chú ý những điều sau đây.

Unit test là gì? Những điều cần lưu ý khi viết Unit test
Unit test là gì? Những điều cần lưu ý khi viết Unit test
  • Chắc chắn rằng mỗi test case để kiểm thử mức đơn vị sẽ luôn độc lập với những test case khác. Không nên gọi một test case khác ngay trong một test case. Test case không được phụ thuộc vào nhau cả về data và trình tự thực hiện.
  • Luôn luôn kiểm tra từng mô-đun riêng nếu không sẽ có rất nhiều sự chồng chéo giữa các ca thử nghiệm. Việc thay đổi đối với một đơn vị có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các mô-đun khác và khiến cho phần mềm bị lỗi.
  • Đặt tên cho các đơn vị kiểm thử sao cho rõ ràng và nhất quán. Đảm bảo rằng các test case luôn dễ đọc, bất kỳ ai cũng có thể tự chọn test case và chạy nó mà không gặp phải bất kỳ một vấn đề nào.
  • Khi triển khai thay đổi giao diện hoặc chức năng, cần phải chạy lại các test case trước đó. Điều này nhằm đảm bảo việc thay đổi này sẽ không làm ảnh hưởng đến những test case cũ đã pass.
  • Luôn phải đảm bảo các lỗi được xác định chính xác trong quá trình Unit test và được sửa trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
  • Không nên cố gắng viết test case để kiểm thử tất cả mọi thứ, thay vào đó các bạn nên tập chung vào kiểm thử sự ảnh hưởng của hành vi hệ thống.
  • Bên cạnh việc viết test case để test hành vi hệ thống, các bạn cũng cần viết thêm test case để kiểm thử hiệu năng của mã nguồn.
  • Các bạn nên đặt riêng test case ra sao cho độc lập với code và module.
  • Không nên có nhiều assert bên trong một test case, vì khi một điều kiện không thỏa mãn thì các assert khác cũng sẽ bị bỏ qua.
  • Sau một thời gian dài, số lượng test case sẽ nhiều lên và thời gian chạy lớn. Nên các bạn cần chia ra nhóm test case cũ và test case mới để có kế hoạch chạy sao cho hiệu quả nhất.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về khái niệm Unit test là gì? Lợi ích của việc áp dụng Unit test trong IT như nào? Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn giải đáp được vấn đề đang thắc mắc trong lĩnh vực IT nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *