Tư cách pháp nhân là gì? Đây là một thuật ngữ được nhắc nhiều trong ngành luật, liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tư cách pháp nhân, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Contents
Tư cách pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập; có khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,… theo quy định. Pháp nhân là khái niệm được dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác.
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý do Nhà Nước công nhận cho một tổ chức. Cho phép tổ chức đó tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hay nói cách khác, tư cách pháp nhân là tư cách của tổ chức được Nhà Nước trao tặng để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ nhất định và chịu trách nhiệm pháp luật.
Lợi ích của tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân trao cho tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập và được công nhận trong mối quan hệ với Pháp Luật. Từ đó, giúp đơn giản hóa và ổn định đời sống pháp lý.
Bên cạnh đó, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp còn đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế và quyền lợi cho các nhà đầu tư.Giúp doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường, thu hút và gây dựng niềm tin với các nhà đầu tư khác.
Ngoài ra, tư cách pháp nhân còn giúp phân định tài sản giữa các cổ đông và doanh nghiệp; xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan. Khi xảy ra vấn đề tranh chấp giữa các cổ đông, việc giải quyết cũng dễ dàng hơn do có sự bảo vệ của pháp luật.
XEM THÊM: Vay thấu chi là gì? Những điều cần biết về vay thấu chi
Các yếu tố để tổ chức có tư cách pháp nhân là gì?
Để có tư cách pháp nhân, một tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thành lập theo đúng quy định pháp luật
Điều kiện này được quy định tại khoản 1, điều 74 của Luật dân sự 2015. Theo đó, doanh nghiệp phải được thành lập theo trình tự và tuân thủ đúng Pháp Luật. Thủ tục thành lập được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức đến trực tiếp cơ quan để nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện khác để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Điều kiện thứ 2 để có tư cách pháp nhân là gì? Đó là tổ chức phải có cơ cấu chặt chẽ theo quy định tại điều 83 của Bộ luật dân sự 2015. Việc tổ chức chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp nâng cao khả năng quản lý và giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
Có tài sản độc lập với các pháp nhân khác
Để có tư cách pháp nhân, tổ chức cần phải có sự minh bạch về tài sản. Khi việc làm ăn thuận lợi, lợi nhuận sẽ là tài sản của công ty sau khi khấu trừ các khoản chi phí cần thiết. Sau đó, sẽ chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn.
Khi công ty làm ăn thua lỗ như phá sản hay giải thể, doanh nghiệp phải chịu toàn bộ khoản nợ bằng tài sản công ty. Các thành viên (cổ đông) trong công ty chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đã góp vào.
Nhân danh mình tham gia vào các mối quan hệ pháp luật độc lập
Điều này có nghĩa là các thành viên trong công ty sẽ nhân danh công ty để tiến hành các hoạt động liên quan như ký kết hợp đồng, quản lý,…
Đâu là cách doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?
Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là:
Công ty cổ phần
Đây là doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần nên được gọi cổ phần. Cổ công có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn số lượng tối đa.
Trách nhiệm của các cổ đông chỉ nằm trong phạm vi số vốn đã góp. Họ có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; ngoại trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3 – điều 120 và khoản 1 – điều 127 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
Công ty TNHH
Công ty TNHH một thành viên và có từ hai thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân khi được cơ quan pháp lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Vốn góp chỉ được chuyển nhượng theo quy định theo Luật Doanh Nghiệp 2020 tại các điều 51, 52 và 53.
Công ty hợp doanh
Đây là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu và cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, doanh nghiệp có thể có thêm các thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã đóng góp.
Tổ chức không có tư cách pháp nhân là gì?
Có 2 tổ chức không có tư cách pháp nhân, đó là:
Doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Do tổ chức không có tài sản độc lập, tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp không tách biệt nhau.
Doanh nghiệp tư nhân không phát hành mã chứng khoán. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp không được phép góp vốn thành lập hay mua cổ phần các công ty thuộc nhóm có tư cách pháp lý.
XEM THÊM: Public Relation là gì? Public Relation khác gì so với Marketing?
Văn phòng đại diện và chi nhánh của pháp nhân
Đây đều là các đơn vị thuộc doanh nghiệp nên mọi hoạt động đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua ủy quyền. Do vậy, nhóm này không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách là một cá thể độc lập và chưa độc lập hoàn toàn về tài sản nên không có tư cách pháp lý.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ khái niệm tư cách pháp nhân là gì. Nếu bạn có góp ý cho bài viết thì hãy để lại bình luận vào cuối bài, supperclean.vn luôn đón nhận để hoàn thiện và mang đến cho độc giả kiến thức bổ ích nhất!